Dự báo giá cà phê tuần từ 20/3 - 25/3
Diễn biến thị trường từ 13/3 - 18/3: Thị trường cà phê trong tuần không chịu tác động mạnh từ quyết định tăng lãi suất đồng USD của Fed.
Cục dự trữ liên bang Hoa kỳ (Fed) đã quyết định tăng lãi suất tiền vay đồng Usd thêm 0,25%, nhưng giá cà phê trên cả hai sàn Lon don và New york vẫn tăng nhẹ, không như lần chờ đợi năm ngoái khi giá kỳ hạn cà phê robusta có lúc xuống dưới 1.400 Usd/tấn và arabica quanh 115 cts/lb.
Giao dịch trên hai sàn kỳ hạn cà phê vẫn ở mức giá cao dù khối lượng mua bán khá cầm chừng.
Mức tăng nhẹ trên hai sàn cà phê sau một tuần với robusta tăng 14 Usd chốt 2184 Usd/tấn và arabica tăng 0.70 cts/lb đóng cửa tại 142.05 cts/lb ngay trong những ngày thị trường biết tin Fed tăng lãi suất đồng Usd là một “hiện tượng lạ”.
Thường khi đồng Usd tăng giá, chi phí tài chính cao hơn, người còn tồn kho lớn phải bán bớt để hạ phí tổn, nên giá hàng hóa xuống. Nhưng nay sàn cà phê thể hiện ngược lại.
Phải chăng các nhà kinh doanh cà phê đã “cấy” yếu tố này trong giá? Nay giá cà phê tạm thời không còn lo lắng với yếu tố tiền tệ.
Giá kỳ hạn hiện nay được cho là đang phản ánh khá trung thực của các yếu tố cung cầu, khi nguồn cung từ Brazil bị thắt chặt hơn bất chấp giá đồng Real của họ giảm nhẹ so với đồng USD.
Cái đáng lo nhất của thị trường tuần qua là khối lượng giao dịch cả hàng thực lẫn hàng giấy rất hạn chế.
Dự báo tuần này (20/3 - 25/3): Mua bán hàng thực sẽ chậm
Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước cho biết mua bán hàng thực rất yếu, hàng hóa ít di chuyển tay sang tay.
Tồn kho cà phê khả dụng tại các nước tiêu thụ truyền thống vẫn còn lớn. Theo con số mới nhất có được, lượng cà phê được kiểm đếm trong các kho cảng tại châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật bản đang còn chừng 1,3 triệu tấn nếu cộng thêm 0,2 triệu đang trên đường trung chuyển, tồn kho khả dụng lên đến 1,5 triệu bao, chưa có dấu hiệu thiếu hụt.
Phải chăng vì thế mà tuần qua giao dịch hàng thực thông qua các hợp đồng xuất khẩu tại các nước lớn như Brazil, Colombia và cả Việt Nam khá trầm vắng?
Trong khi đó các quỹ đầu tư trên sàn kỳ hạn vẫn chưa xông xáo mua để làm lực đẩy thanh khoản hàng thực. Về kỹ thuật, giá kỳ hạn arabica vẫn vòng vo quanh mức 140-144 cts/lb mà không chịu vượt 148.80 cts/lb, mức bình quân động 200 ngày.
Tại sàn kỳ hạn robusta, sau khi đạt mức cao trong tuần là 2202 Usd/tấn vào ngày 16/03, giá quay về mức thấp bỏ lỡ cơ hội lên 2218 Usd/tấn để vượt mức cao hơn là 2279 Usd/tấn.
Sàn robusta sẽ tỏ rõ phương hướng tăng hay giảm khi có giá đóng cửa vượt khỏi khung 2218 và 2093, là các mức đóng cửa cao nhất và thấp nhất trước đây.
Nên chăng cần nhận định rằng khi Fed tăng lãi suất đồng Usd, các quỹ đầu tư và kinh doanh không bán ra mạnh (nên giá không giảm), nhưng cũng chưa dám mua vào nhiều nên thị trường vắng lặng.
Thị trường cà phê trong nước: Giá nội địa cao do mua bán lòng vòng
Trong tuần có lúc giá cà phê xuất khẩu loại 2, tối đa 5% đen vỡ được chào mua ở mức 48 triệu đồng/tấn và giá cà phê nguyên liệu chạm mức 47,4 triệu đồng/tấn khi giá kỳ hạn robusta London chạm đỉnh 2202 Usd/tấn.
Dù có lúc các sàn kỳ hạn chịu áp lực tâm lý với quyết định tăng lãi suất đồng Usd, giá cà phê nội địa không suy giảm mà quanh mức cao 47,3-48 triệu đồng/tấn giao hàng tại các kho quanh thành phố Hồ Chí Minh, cao hơn tuần trước 0,5 triệu đồng.
Giá trong nước tăng trong khi lượng hợp đồng xuất khẩu ít. Phải chăng do mua bán vòng vo trong nước, đẩy giá cà phê nội địa tăng, cản trở hai bên nhà xuất khẩu và nhập khẩu gặp nhau?
Tình trạng này đã từng gặp ở các năm trước khi các nhà đầu cơ hàng thực trong nước mua bán với nhau đẩy giá nội địa cao, hàng xuất khẩu ký rồi không có đủ hàng mua giao, các doanh nghiệp xuất khẩu phải mua hàng trong thua lỗ.
Đó là thời cơ để cho những nhà đầu cơ hàng thực nước ngoài đang “nhốt” một lượng hàng cực lớn tại các kho trong nước, tung cà phê ngược lại vào thị trường nội địa để kiếm lời nhờ chênh lệch giá “nội với ngoại”.
Đấy chính là cái bẫy ngụy tạo của cung-cầu và giá hàng thực hiện nay đối với doanh nghiệp xuất khẩu nhưng giá lại có lợi cho người còn giữ hàng thực.
Tình hình tuần này vẫn chưa thể thay đổi nên giá nội địa vẫn chênh vênh ở mức cao như tuần trước ở khu vực 47-48 triệu đồng/tấn.
Xem thêm:
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tái canh cây cà phê ở Tây Nguyên vẫn chậm tiến độ
10:46' - 16/03/2017
Theo đánh giá của các đơn vị chức năng cũng như Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, tiến độ trồng tái canh cà phê của các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai vẫn còn chậm.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu cà phê của Brazil giảm mạnh trong tháng 2/2017
11:14' - 13/03/2017
Hiệp hội xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafé) ngày 12/3 cho biết nước này đã xuất khẩu 2,23 triệu bao cà phê loại 60 kg/bao trong tháng 2/2017, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế & Xã hội
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6: Tưng bừng hội đua voi và thuyền độc mộc
19:27' - 12/03/2017
Hội đua voi và đua thuyền độc mộc được tổ chức trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017
-
Kinh tế & Xã hội
Phát triển ngành cà phê Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu
13:57' - 12/03/2017
Đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị hỗ trợ 50% lãi suất cho khách hàng trong thời gian ân hạn, nâng đầu tư cấp tín dụng lên cao hơn đáp ứng nhu cầu tái canh cây cà phê.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu dưới 400 USD/tấn
14:20' - 25/05/2025
Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua không có nhiều biến động. Hoạt động xuất khẩu gạo vẫn tiếp tục trầm lắng, giá xuất khẩu vẫn dưới 400 USD/tấn.
-
Hàng hoá
Hà Nội: Bắt giữ 1,4 tấn chân gà thành phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
14:17' - 25/05/2025
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 50 bao tải màu trắng, bên trong chứa chân gà đã thành phẩm (loại chiên, rán), với tổng khối lượng 1,4 tấn.
-
Hàng hoá
Tạo thương hiệu riêng cho nông sản Bình Phước
11:09' - 25/05/2025
Ngành nông nghiệp được tỉnh Bình Phước xác định là ngành kinh tế chủ lực của địa phương.
-
Hàng hoá
Giá cà phê tăng nhẹ, giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất trong gần hai năm
18:26' - 24/05/2025
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ trong tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm do đồng rupee yếu và nguồn cung gia tăng trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ ảm đạm.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng
13:33' - 24/05/2025
Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.
-
Hàng hoá
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá
19:35' - 23/05/2025
Chiều 23/5, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá.
-
Hàng hoá
Chấn chỉnh tình trạng “bát nháo” kinh doanh qua mạng
17:11' - 23/05/2025
Xử lý những hành vi kinh doanh thiếu đạo đức trên không gian mạng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hàng kém chất lượng tuồn ra thị trường là một “cuộc chiến” đòi hỏi sự quyết liệt của ngành chức năng.
-
Hàng hoá
Hồ tiêu Việt Nam khẳng định lại vị thế trên bản đồ xuất khẩu thế giới
16:54' - 23/05/2025
Trước sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu và xu hướng chuộng sản phẩm đạt chuẩn cao, đây chính là cơ hội để hồ tiêu Việt Nam tái định vị trên bản đồ xuất khẩu thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á hướng tới tuần giảm đầu tiên kể từ tháng 4/2025
16:25' - 23/05/2025
Giá dầu giảm phiên thứ tư liên tiếp vào chiều 23/5, ghi nhận tuần giảm đầu tiên trong ba tuần.