Dự báo giá cà phê tuần từ 28/8 - 1/9
Diễn biến thị trường từ 21/8 đến 26/8: Sàn kỳ hạn đầy sóng gió
Càng về cuối tháng, giá hai sàn kỳ hạn và thị trường cà phê trong nước càng diễn biến phức tạp.
Dù tin thời tiết như rét đậm rét hại tại các vùng trồng cà phê tại Brazil không còn ảnh hưởng chi mấy đến sàn kỳ hạn do nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới ấy vừa qua một mùa đông êm ấm, giá thị trường vẫn đầy sóng gió.
Nhìn trên sàn kỳ hạn robusta London, nơi các nhà kinh doanh cà phê Việt Nam thường sử dụng làm giá tham chiếu, giá đóng cửa từ mức 2054 Usd/tấn vào ngày 17/08 thì trong tuần qua có lúc bật tăng lên 2135 Usd vào ngày 22/08 rồi giảm mạnh về 2067 Usd ngày 24/08 để bật tăng lại ở 2112 Usd/tấn phiên cuối tuần (xem hình 2).
Trên sàn arabica New York, từ mức 143.85 cts/lb lập ngày 11/08, cả chuỗi 9 ngày tiếp theo đó giá rớt không ngừng để đến 24/08 còn 127.90 cts/lb. Nhưng đến ngày 25/08 tăng ngược lại 3.50 cts/lb để chốt 131.40 cts/lb, chấm dứt chuỗi giảm liên tục 9 ngày (xin xem hình 1).
Giá cà phê ở thị trường trong nước lên xuống khá mạnh với biên độ 44,5 đến 46 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, giá cà phê nội địa không theo mạch tăng đều hay giảm đều mà đầy sóng dữ, hôm nay tăng 1 triệu hôm sau giảm liền 1 triệu đồng mỗi tấn. Điều này làm hạn chế giao dịch do rủi ro về giá trong khi lượng hàng tồn cà phê cuối niên vụ 2016/17 ở trong nước không còn bao nhiêu.
Dự báo giá cà phê tuần từ 28/8 - 1/9: Giá có khó đoán về kỹ thuật?
Nếu như giá kỳ hạn New York sau một đợt tăng dài từ giữa tháng 06/17 đến mươi ngày đầu tháng 08/17, thì thị trường arabica chứng kiến một đợt giảm dài và chỉ đứt mạch giảm vào khuya ngày 25/08.
Sàn robusta London không theo cách ấy. Các đợt tăng/giảm với biên độ lớn dăm ba mươi Usd mỗi phiên và mật độ xảy ra càng lúc càng dày, có khi ngày hôm nay tăng hôm sau giảm (xem hình 2).
Cách vận hành ấy của thị trường hình như không do hoạt động mua bán hàng thực mà được điều khiển bởi luồng vốn dựa trên sức mạnh của hàng hóa đã được họ tích trữ từ trước, kể cả hàng thực lẫn hàng giấy.
Riêng về hàng thực, các nhà kinh doanh có khuynh hướng đầu cơ giữ một lượng tồn kho đạt chuẩn trên sàn robusta London tính đến 24/08 còn gần 150.000 tấn cộng với tích trữ trong kho của họ trong nội địa nước xuất khẩu lớn nhất là Việt Nam dễ chừng 300.000 tấn. Bên hàng giấy, theo thống kê của sàn robusta London, đến ngày 15/08 họ còn giữ gần 210.000 tấn.
Phải chăng do còn giữ lượng hàng tồn kho khá lớn trước thềm niên vụ mới bắt đều vào 1/10 tới đây, tình thế buộc họ tung hỏa mù, khuấy đảo giá để các nước sản xuất không bán ra được vì...họ sẽ thua lỗ nếu như “đụntg” hàng bán ra từ các nước sản xuất tại thời điểm này?
Chính vì thế, khi thì giá nằm dưới các mức bình quân động (BQĐ), cứ tưởng nó sẽ đổ, nhưng ngay sau đó lại bật tăng phóng nằm chễm chệ trên các mức BQĐ. Đơn cử như ngày 24/08 London đóng cửa mức 2067 Usd/tấn, nằm dưới toàn bộ các mức BQĐ quan trọng, thì sang ngày 25/08 đóng cửa 2112, nhảy năm trên BQĐ 50 và 100 ngày là 2101 và 2073, chỉ dưới mức 2118 là BQĐ 200 ngày không bao xa.
Tuy nhiên, khi nhìn kỹ đồ thị (hình 2), ta thấy dù tăng thất thường, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Mức đỉnh cũ 2177 nay khá xa vời vì đỉnh mới 2140 đã khó vượt. Vậy ta có quyền nghi ngờ rằng nếu tuần này có đợt tăng chưa chắc qua đỉnh “đôi” 2140 cơ sở tháng 11/17.
Trên sàn New York, sau 9 ngày giảm liên tục, giá đóng cửa 25/08 vượt khỏi mức BQĐ 5 ngày tại 129.45 cts/lb. Đó là dấu hiệu mua vào. Nếu New York kích được sức mua mới, phải vượt khỏi 135 cts/lb. Từ đây mới hy vọng New York trợ lực giúp London vững hơn.
Thị trường cà phê trong nước: Giá nội địa giữ được mức cũ là tốt rồi!
Chỉ còn đúng ba ngày giao dịch nữa là London vào ngày thông báo giao hàng đầu tiên cho tháng 09/17. Sức ép bán hay chốt giá các hợp đồng giao hàng cơ sở tháng 09/17 sẽ lộ dần vào các ngày 29 và 30/08.
Giá chênh lệch trên cấu trúc vắt giá giữa tháng 09/17 với tháng 03/18 càng xa, đến ngày 25/09 lên đến 91 Usd/tấn. Đấy chính là cái bẫy để người bán không muốn chốt giá bán ra.Điều này còn thể hiện cụ thể trên chỉ số giá cách biệt giữa hai sàn arabica với robusta như bảng dưới đây .
Thị trường sử dụng chỉ số đo giá cách biệt giữa hai sàn arabica và robusta để biết lức bán ra của từng chủng loại.
Khi chỉ số này giãn ra, người ta hiểu arabica mắc, khi có lại nó lại rẻ do lực bán nhiều. Hiện tại giá này đang co lại bất lợi cho robusta do giá arabica rẻ, cách biệt giữa hai sàn chỉ 33,92 cts/lb hay 747 Usd/tấn. Mức bình thường để robusta hấp dẫn người mua là phải cách biệt với arabica chừng 1400-1500 Usd/tấn (xem hình 3).
Chính vì điểm này mà ta không ngạc nhiên khi thấy thị trường trong nước rất yên ắng. Sắp tới, hết kỳ hè của các nhà kinh doanh cà phê Âu Mỹ. Liệu thị trường có sôi động lại khi các nhà kinh doanh nhìn lại sổ mua hàng?
Hay các yếu tố kỹ thuật và chỉ số vừa nói cản trở kinh doanh của mặt hàng cà phê robusta. Dù sao, tuần này khó có đột biến tăng vì London vào tháng giao ngay (09/17) và tích trữ tồn kho của người mua còn lớn. Giá cà phê nội địa có thể chỉ quanh mức 44,5-46,5 triệu đồng/tấn.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Đắk Lắk hỗ trợ các doanh nghiệp nâng công suất cơ sở chế biến cà phê sâu
06:11' - 28/08/2017
Đắk Lắk hiện có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp mở rộng, nâng công suất các cơ sở chế biến cà phê rang xay, cà phê hòa tan hiện có.
-
Ngân hàng
Agribank giải ngân hơn 950 tỷ đồng tái canh cây cà phê ở Lâm Đồng
18:50' - 25/08/2017
Qua 4 năm thực hiện, các chi nhánh của Agribank tại Lâm Đồng đã giải ngân hơn 950 tỷ đồng cho hơn 5.500 khách hàng để đầu tư tái canh, cải tạo giống cà phê với tổng diện tích trên 9.000 tỷ đồng.
-
Hàng hoá
Dự báo giá cà phê tuần từ 21/8 - 26/8
14:39' - 22/08/2017
Dự báo giá cà phê tuần từ 21/8 - 26/8: Giá robusta London vững là nhờ cấu trúc “vắt giá”.
-
Kinh tế tổng hợp
Thu nhập "khủng" từ trồng sầu riêng xen trong vườn cà phê
06:15' - 22/08/2017
Nhiều hộ nông dân ở Đắk Lắk đã có thu nhập tăng thêm hàng tỷ đồng nhờ trồng sầu riêng xen canh trong vườn cà phê.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu tiếp tục đà giảm do OPEC+ sắp tăng mạnh sản lượng
15:41' - 07/07/2025
Giá dầu tại thị trường châu Á sụt giảm trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 7/7, sau khi Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, bất ngờ thông báo sẽ nâng sản lượng
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm sâu sau khi OPEC+ tăng sản lượng vượt kỳ vọng
10:13' - 07/07/2025
Giá dầu đã giảm hơn 1% trong phiên giao dịch sáng 7/7 sau khi OPEC+ quyết định tăng sản lượng trong tháng 8/2025 nhiều hơn dự kiến, làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung.
-
Hàng hoá
Sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2025
09:29' - 07/07/2025
Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức kỷ lục 2,925 tỷ tấn trong năm 2025.
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng phục hồi, sắc xanh chiếm ưu thế
09:16' - 07/07/2025
Thị trường năng lượng đã quay đầu phục hồi tích cực trong tuần giao dịch vừa qua nhờ tâm lý lạc quan về triển vọng kinh tế vĩ mô sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: 6 tháng, gạo xuất khẩu tăng về lượng, giảm giá trị
11:56' - 06/07/2025
Giá nhiều loại lúa tuần qua ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ. Trong khi xuất khẩu vẫn trầm lắng khiến cho giá gạo xuất khẩu giảm nhẹ.
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản có thể hạ nhiệt sau khi chính phủ mở kho dự trữ
20:20' - 05/07/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Hỗ trợ Nguồn cung Ổn định Lúa gạo, niềm tin của các thương nhân gạo Nhật Bản về triển vọng giá đã sụt giảm nghiêm trọng.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí tiếp tục tăng sản lượng dầu
18:27' - 05/07/2025
Ngày 5/7, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) thông báo quyết định tiếp tục tăng sản lượng dầu mỏ trong tháng 8.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong khi chờ quyết sách từ OPEC+
14:09' - 05/07/2025
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 0,8% và dầu WTI tăng khoảng 1,5% so với cuối tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp
-
Hàng hoá
Nguồn cung cà phê toàn cầu có thể phục hồi trong ba năm tới
07:36' - 05/07/2025
Nguồn cung cà phê toàn cầu hiện đang eo hẹp do tình trạng thâm hụt sản lượng kéo dài nhiều năm, do tác động của tình hình thời tiết khắc nghiệt.