Dư địa thị trường EU rất lớn, doanh nghiệp vẫn vướng quy tắc xuất xứ
Theo Bộ Công Thương, việc triển khai Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam-EU (EVFTA), mang một ý nghĩa to lớn đối với cả hai phía Việt Nam và EU, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế trên thế giới.
Đối với EU, Việt Nam là đối tác đang phát triển đầu tiên tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương có quan hệ FTA với EU, đồng thời là cầu nối quan trọng cho thương mại và đầu tư giữa EU và khu vực Đông Nam Á. Với Việt Nam, EU là đối tác thương mại-đầu tư hết sức quan trọng và là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu.
Xét trên quy mô và cơ cấu ngành hàng, EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, xếp sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, với cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu giữa hai bên mang tính bổ sung cao. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng so với thời điểm trước khi hiệp định này có hiệu lực, như giày dép, thuỷ sản, máy ảnh, máy quay phim, linh kiện máy móc và thiết bị.
Đánh giá tổng kết sau 2 năm thực thi EVFTA (8/2020-7/2022), tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt trị giá gần 83,6 tỷ USD, cao hơn 24% kim ngạch xuất khẩu trung bình năm trong suốt giai đoạn 2016-2019.
- Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và EU năm thứ 2 thực hiện EVFTA (từ tháng 8/2021-7/2022):
Tuy vậy, theo nhiều chuyên gia, tốc độ tăng trưởng trong kim ngạch thương mại Việt Nam-EU hiện nay còn chưa tương xứng với triển vọng phát triển hợp tác thương mại giữa hai bên. Bên cạnh những ảnh hưởng khách quan từ dịch bệnh, rất nhiều doanh nghiệp Việt gặp phải không ít những khó khăn trong quá trình tiếp cận thị trường EU và thực thi các quy định tại EVFTA.
Một trong những rào cản lớn nhất đến từ việc áp dụng Quy tắc xuất xứ (Rules of Origin), được quy định cụ thể trong Nghị định thư số 1 của EVFTA và đã được Bộ Công Thương hướng dẫn qua Thông tư 11/2020/TT-BCT ban hành ngày 15/6/2020.
Quy tắc xuất xứ trong EVFTA được xây dựng dựa trên cơ sở Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU dành cho các nước đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam, khi cho phép các nước này được hưởng một số ưu đãi thuế quan đặc biệt khi xuất hàng hoá vào thị trường EU.
Một điểm khác biệt lớn nhất giữa GSP và EVFTA, GSP là cơ chế ưu đãi đơn phương của EU dành cho Việt Nam, trong khi EVFTA là ưu đãi song phương giữa EU và Việt Nam.
Từ góc độ doanh nghiệp, để được hưởng các ưu đãi thuế trong EVFTA, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần phải tập trung chú ý đến các quy định về xuất xứ.
Song, nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng khi xử lý hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), thậm chí còn thiếu kiến thức và năng lực chuyển đổi sản xuất nhằm đáp ứng các yêu cầu từ phía EU đề ra, trong khi dư địa thị trường EU là rất lớn, với giá trị nhập khẩu lên tới 2.500 tỷ USD hàng hóa mỗi năm.
Chính vì vậy, để có thể tận dụng tốt EVFTA, mới đây Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và Dự án ARISE+ Việt Nam (tài trợ bởi Liên minh châu Âu), đã tổ chức hội thảo và tập huấn cho đại diện các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu sang EU nhằm cập nhật về các tiêu chí xác định xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA, so sánh với hệ thống GSP và trao đổi về quy trình, các thủ tục cấp C/O theo mẫu EUR.1.
Ngoài ra, các chuyên gia xuất xứ hàng hoá và các đại diện đến từ Cục Xuất nhập khẩu, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) còn giải đáp các vướng mắc khi áp dụng các quy định về xuất xứ, và cung cấp một số lưu ý cho doanh nghiệp trong quá trình thực thi EVFTA và sau khi GSP hết hiệu lực (1/1/2023).
Ông Peter Bernhardt - Tư vấn trưởng của Dự án ARISE+ Việt Nam đề xuất các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp của Việt Nam cần tiếp tục đánh giá thực chất tình hình triển khai EVFTA, cùng làm rõ các khó khăn vướng mắc, từ đó đưa ra các giải pháp thực tiễn nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao tiêu chuẩn và tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, cơ quan quản lý với các hiệp hội và doanh nghiệp xuất khẩu.
Với sự hỗ trợ kỹ thuật từ EU, thông qua dự án ARISE+ Việt Nam, đại diện các cơ quan quản lý và hiệp hội tiếp tục tham gia đóng góp ý kiến, chia sẻ thông tin và đồng hành cùng doanh nghiệp nhằm kịp thời cập nhật và có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp đối với hàng hóa xuất khẩu đi EU, cũng như tận dụng tối đa lợi ích của EVFTA, hướng tới triển khai chiến lược hội nhập của đất nước trong giai đoạn mới./.
- Từ khóa :
- evfta
- thị trường EU
- fta
- eu
Tin liên quan
-
DN cần biết
Tận dụng lợi thế từ nhập khẩu và đầu tư của EU trong EVFTA
16:02' - 06/12/2022
Là FTA đầu tiên giữa Việt Nam với khu vực thuộc Top đầu về đầu tư ra nước ngoài, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) mang tới nhiều kỳ vọng về thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Tận dụng lợi thế EVFTA để khai thác các thị trường tiềm năng EU
21:01' - 15/11/2022
Hội thảo khai thác các thị trường tiềm năng và thị trường ngách tại EU với lợi thế từ EVFTA– kết nối với hệ thống phân phối quốc tế đã diễn ra tại Quảng Nam chiều 15/11.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt đánh giá như thế nào về hiệu quả EVFTA?
22:04' - 13/11/2022
Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa tiến hành khảo sát, đánh giá nhận thức của doanh nghiệp đối với Hiệp định EVFTA.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu khả quan, doanh nghiệp hồ tiêu vẫn lo ứng phó thuế của Hoa Kỳ
13:48'
Giá xuất khẩu tăng cao giúp kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục khả quan trong quý I/2025 dù lượng xuất khẩu giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Động lực cho không gian phát triển mới
13:47'
Hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ sẽ góp phần giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa; mở ra cơ hội, không gian phát triển rộng lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội xuất khẩu mới của ngành dệt may
12:43'
Sau một năm đi vào sản xuất, vải và trang phục chống cháy của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) là mặt hàng đang mở ra cơ hội xuất khẩu mới cho ngành dệt may.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku
10:45'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
-
Kinh tế Việt Nam
Tương lai cho minh bạch hóa thị trường
09:05'
Trước nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc đã trở thành một xu thế không thể thiếu nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.