Du lịch Việt Nam ghi nhận kỷ lục mới trong tháng 11/2019
Tính đến hết tháng 11 của năm 2019, tổng số khách quốc tế đến nước ta trong 11 tháng đạt gần 16,3 triệu lượt người, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khách đến bằng đường hàng không chiếm 79,8% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 14,1%; bằng đường bộ tăng 21,4%; bằng đường biển tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 11 tháng của năm nay, khách quốc tế đến nước ta từ châu Á đạt gần 13 triệu lượt người, chiếm 79,6% tổng số khách quốc tế, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước. Khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều tăng: Trung Quốc tăng 15,1%; Hàn Quốc tăng 22,3%; Nhật Bản tăng 15,4%; Đài Loan tăng 30,2%; Malaysia tăng 12,9%; Thái Lan tăng 47,1%. Bên cạnh đó, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có số khách đến nước ta giảm như: Lào giảm 18,3%; Hong Kong giảm 37,5%.
Khách đến từ châu Âu ước tính tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2018 và tăng ở hầu hết các thị trường. Trong đó, riêng khách đến từ Liên bang Nga tăng 6,1%; Vương quốc Anh tăng 6,1%; Pháp tăng 2,7%; Đức tăng 6,3%. Riêng Phần Lan giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Khách đến từ châu Mỹ trong 11 tháng qua tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu là khách đến từ Hoa Kỳ, tăng 8,2%.
Cũng theo Tổng cục Thống kê: Doanh thu du lịch lữ hành 11 tháng ước tính đạt 41,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2018 do một số địa phương có thế mạnh về du lịch đã triển khai các chương trình quảng bá thu hút khách trong và ngoài nước.
Mục tiêu của du lịch Việt Nam trong năm 2019 là đón từ 17,5-18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 85 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 700.000 tỷ đồng. Tháng 12/2019 cũng vẫn là thời gian cao điểm đón khách du lịch quốc tế đến nên ngành du lịch tin tưởng rằng mục tiêu đề ra sẽ đạt được.
Vào đầu tháng 12/2019, tại Hà Nội sẽ diễn ra Diễn đàn cấp cao du lịch Việt Nam lần thứ hai với chủ đề “Để du lịch Việt Nam thực sự cất cánh”. Đây là sự kiện gặp gỡ, đối thoại công - tư cấp quốc gia, khu vực của ngành du lịch nhằm thảo luận những vấn đề, giải pháp, chương trình hành động cần thiết để thúc đẩy sự phát triển bứt phá, bền vững cho du lịch Việt Nam.
Diễn đàn lần này đặt ra 3 mục tiêu: Một là thúc đẩy sự phát triển bứt phá, bền vững cho du lịch Việt Nam, cải thiện năng lực cạnh tranh du lịch quốc gia; thống nhất các giải pháp cơ bản và chương trình hành động để cải thiện năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam lên 10 - 15 bậc vào năm 2021.
Hai là tăng tỉ lệ đóng góp GDP trực tiếp của Việt Nam từ 8,39% năm 2018 lên trên 10% GDP vào năm 2021; cải thiện bài toán cấp bách về đầu tư, quảng bá, thu hút khách từ các thị trường chiến lược và mục tiêu. Ba là hiện thực hóa sáng kiến xây dựng thị trường hàng không chung ASEAN năm 2020, trước mắt ưu tiên các nước tiểu vùng sông Mekong và khu vực ASEAN…/.
>> Phong Nha - Kẻ Bàng được chọn là điểm đến đáng trải nghiệm hàng đầu Việt Nam
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Ninh đặt mục tiêu phát triển du lịch hàng đầu trong nước
21:12' - 27/11/2019
Tỉnh Quảng Ninh có nhiều tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho du lịch, tuy nhiên chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có.
-
Chuyển động DN
TripU - Siêu ứng dụng du lịch đầu tiên tại Việt Nam
17:19' - 26/11/2019
Ngày 26/11, tại TP.HCM, TripU - siêu ứng dụng du lịch đầu tiên tại Việt Nam được đầu tư và cố vấn bởi Vietravel vừa chính thức tham gia vào thị trường du lịch trực tuyến đầy sôi động.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhà đầu tư chiến lược và sự bứt phá kỳ diệu của du lịch Quảng Ninh
10:16' - 26/11/2019
Sở hữu những vẻ đẹp mang tầm di sản thế giới, nhưng phải đến khi có sự góp mặt của những công trình du lịch đẳng cấp từ những nhà đầu tư lớn như Sun Group, du lịch Quảng Ninh mới thực sự “hóa rồng”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phân luồng nhiều tuyến giao thông khi đóng đèo Prenn để nâng cấp
11:01'
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lâm Đồng đã thống nhất phương án tổ chức giao thông các tuyến đường liên quan khi đóng đèo Prenn (cửa ngõ chính đến thành phố Đà Lạt) vào đầu tháng 2 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng đầu năm 2023, ước xuất siêu 3,6 tỷ USD
11:00'
Tổng cục Thống kê cho biết, tuy cả xuất nhập khẩu đều giảm, nhưng nhập khẩu giảm mạnh hơn nên cán cân thương mại đã thặng dư trong tháng đầu năm, ước tính lên tới 3,6 tỷ USD, một con số khá cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng Tết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 20%
10:42'
Do tháng 1 trùng với Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân tăng cao nên hoạt động thương mại và dịch vụ diễn ra khá sôi động và có mức tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiền Giang bảo đảm nước tưới tiêu, phòng chống hạn – mặn vụ Đông Xuân
09:47'
Trong vụ Đông Xuân năm 2022 - 2023, Tiền Giang xuống giống 47.440 ha, trên 20.000 ha rau màu thực phẩm các loại.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ phát lệnh ra quân sản xuất tại Cảng Tân Cảng – Cát Lái
19:52' - 29/01/2023
Chiều 29/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ phát lệnh thực hiện chuyến hàng đầu năm tại Cảng Tân Cảng – Cát Lái, TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát dự án Đường vành đai 3, Thành phố Hồ Chí Minh
18:27' - 29/01/2023
Chiều 29/1 (mồng 8 tháng Giêng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra dự án xây dựng đường vành đai 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 1/2023, vốn FDI đăng ký mới tăng 48,5%
16:20' - 29/01/2023
Trong tháng 1 này, Việt Nam đã cấp mới cho 153 dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký đạt 1,2 tỷ USD, tăng 48,5% về số dự án và gấp 3,1 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị khắc phục hạn chế để đạt mục tiêu xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành
14:45' - 29/01/2023
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra dự án xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, Đồng Nai.
-
Kinh tế Việt Nam
Tránh đầu tư dàn trải, lãng phí trong chuyển đổi số
06:30' - 29/01/2023
Nhận thức và hành động về chuyển đổi số quốc gia tiếp tục chuyển biến tích cực, có sự lan tỏa ở các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là người đứng đầu.