Dư luận phản đối Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu
Ngày 1/6, trong động thái được nhìn nhận là phản ứng chính thức đầu tiên sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút nước này khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, lãnh đạo 3 nước Anh, Pháp và Đức đã ra tuyên bố chung khẳng định hiệp định này sẽ không thể được đàm phán lại.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng bà lấy làm tiếc trước quyết định của Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.
Người phát ngôn của Thủ tướng Đức, ông Steffen Seibert cho biết bà Merkel sẽ tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực trong chính sách về chống biến đổi khí hậu nhằm “cứu Trái đất của chúng ta”.
Trong khi đó, các thành viên khác thuộc đảng Dân chủ Xã hội trong Nội các Đức cùng ngày cũng ra tuyên bố cho rằng Mỹ đang “tự bắn vào chân mình, làm tổn thương châu Âu và người dân trên thế giới này”.
Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel và nhiều bộ trưởng của Đức gọi quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump là hành động đe dọa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ kỹ thuật, song nhấn mạnh cánh cửa tái gia nhập Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu vẫn mở với Washington. Thủ tướng Đức Merkel, Thủ tướng Italy Paolo Gentiloni và Tổng thống Pháp
Emmanuel Macron cho rằng hiệp định này là “nền tảng hợp tác giữa các nước nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu một cách có hiệu quả và kịp thời”.
Cùng ngày, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu là “nỗi thất vọng lớn”.
Ông Guterres bày tỏ mong muốn Mỹ sẽ giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc chiến chống biến đối khí hậu toàn cầu và sẵn sàng “hợp tác với Chính phủ Mỹ, các nhân tố khác tại Mỹ và thế giới để xây dựng một tương lai bền vững cho các thế hệ con cháu”.
Sau khi cựu Tổng thống Barack Obama chỉ trích quyết định của Tổng thống Trump rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu là hành động “bác bỏ tương lai của chính nước Mỹ”, cựu Phó Tổng thống Joe Biden và nhiều chính khách Dân chủ khác cũng phản đối bước đi này của ông Trump.
Trên trang mạng cá nhân, ông Biden viết: “Chúng ta hãy sẵn sàng cảm nhận tác động của biến đổi khí hậu”.
Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, mà cựu Tổng thống Mỹ Obama ký tham gia năm 2015, bao gồm 195 nước thành viên. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một văn bản quốc tế có sự tham gia mạnh mẽ và đông đảo như vậy, minh chứng cho sự ủng hộ đặc biệt của cộng đồng quốc tế đối với các vấn đề khí hậu.
Hiệp định này qui định tất cả các nước thành viên phải đề ra một mục tiêu rõ ràng nhằm cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo qui định, một nước thành viên có thể chính thức rút khỏi hiệp định sớm nhất là tháng 11/2020. Đây cũng là thời điểm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo tại Mỹ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo EU kêu gọi Tổng thống Mỹ không rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu
20:45' - 01/06/2017
Chủ tịch Hội đồng châu Âu ngày 1/6 kêu gọi Tổng thống Mỹ Donal Trump không rút Washington khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu mà Mỹ là một trong gần 200 nước đã ký kết vào năm 2015.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp và nghị sĩ kêu gọi Tổng thống Trump không rút khỏi Hiệp định Paris
11:46' - 01/06/2017
Nhiều doanh nghiệp và nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ đã đồng loạt kêu gọi Tổng thống Donald Trump không rút khỏi thỏa thuận quốc tế về chống biến đổi khí hậu này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẽ quyết định về Hiệp định Paris sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7
19:18' - 26/05/2017
Tổng thống Donald Trump sẽ đưa ra quyết định về Hiệp định Paris sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) từ ngày 26-27/5.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10'
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48'
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42' - 23/05/2025
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.