Dư luận về Thông điệp Liên bang của Tổng thống Donald Trump. Bài 1: Những nội dung chính
Tối 30/1, Tổng thống Donald Trump đã đọc Thông điệp Liên bang đầu tiên, trình bày lập trường trong nhiều vấn đề như thương mại, người nhập cư, an ninh quốc gia…, đồng thời kêu gọi hai đảng trong Quốc hội gạt bỏ bất đồng để đoàn kết và hợp tác.
Đây là lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Donald Trump với hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ngay sau phần mở đầu Thông điệp Liên bang đầu tiên trong nhiệm kỳ.
Trước sự đấu đá quyết liệt giữa hai đảng trong Quốc hội ở nhiều vấn đề, thậm chí không tiếc để cho chính phủ phải đóng cửa, các giới chức Mỹ cũng phổ biến mong muốn Tổng thống Donald Trump có thể truyền đi thông điệp về hàn gắn sự chia rẽ.
Bản Thông điệp Liên bang năm 2018 được Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trình bày trước lưỡng viện Quốc hội sáng 31/1 theo giờ Việt Nam, với chủ đề "Xây dựng một nước Mỹ an toàn, mạnh mẽ và tự hào".
Nội dung bài phát biểu quan trọng này đề cập nhiều vấn đề khác nhau trong chương trình hành động liên quan đến đối nội và đối ngoại mà vị chủ nhân Nhà Trắng hứa hẹn sẽ thực hiện trong thời gian tới.
Trong Thông điệp liên bang, ông Donald Trump đã liệt kê những thành tựu đạt được trên rất nhiều lĩnh vực như việc làm, giảm thuế trong 1 năm cầm quyền, đồng thời kêu gọi Quốc hội phê chuẩn chương trình tái thiết cơ sở hạ tầng trị giá 1.500 tỷ đôla Mỹ và tiếp tục truyền đi thông điệp về “nước Mỹ trước tiên” trong các vấn đề thương mại, nhập cư, quốc phòng...
Trong vấn đề thương mại mà các bên quan tâm, Tổng thống Trump nhấn mạnh cần phải thực thi nghiêm khắc các quy tắc thương mại, thực hiện công bằng và ưu đãi lẫn nhau: “Kể từ nay, điều chúng ta mong đợi là quan hệ thương mại công bằng, điều hết sức quan trọng là ưu đãi lẫn nhau (và có đi có lại). Chúng ta sẽ bảo vệ người lao động Mỹ và quyền sở hữu trí tuệ của nước Mỹ thông qua việc thực thi nghiêm khắc các quy tắc thương mại”.
Đối với vấn đề nhập cư gây bất đồng trầm trọng giữa hai đảng, ông Trump đã đưa ra bốn trụ cột của chính sách nhập cư, với1.800.000 người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ khi còn nhỏ phù hợp và đủ tiêu chuẩn có cơ hội được trao quy chế (cư trú) hợp pháp; xây dựng bức tường bảo đảm an ninh biên giới; chấm dứt bốc thăm trao cấp thị thực; ngăn chặn người nhập cư kiểu chuỗi thân thuộc, xây dựng chế độ nhập cư trên cơ sở tính điểm.
Trong Thông điệp, ông Trump đề cập tới Nga và Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh, ông cũng yêu cầu tăng thêm chi tiêu quốc phòng, tái thiết kho vũ khí hạt nhân. Bên cạnh đó, ông còn chỉ trích Triều Tiên bằng những lời gay gắt và cho biết đang gây sức ép lớn nhất với nước này.
Theo thông tin từ Geneva, Thông điệp Liên bang 2018 của Tổng thống Donald Trump tập trung nhiều vào các vấn đề nội bộ của nước Mỹ hơn là chính sách đối ngoại, với những dẫn chứng nhấn mạnh về chủ nghĩa anh hùng cá nhân kiểu Mỹ.
Sự can dự của Mỹ tại Afghanistan, Syria không được nhắc tới, căng thẳng hạt nhân với Triều Tiên cũng không được đề cập sâu. Nga, Trung Quốc được nhắc tới như những đối thủ thách thức lợi ích Mỹ nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng không nêu ra được đường hướng để đối phó với hai đối thủ này.
Về các vấn đề đối ngoại, Thông điệp liên bang dường như nhắc lại Chiến lược An ninh quốc gia và Chiến lược Quốc phòng với việc nhấn mạnh những mối đe dọa từ hai đối thủ Nga, Trung Quốc và kêu gọi Quốc hội thông qua đầu tư hơn nữa cho sức mạnh quân sự Mỹ như một công cụ để thực thi chiến lược bảo vệ hòa bình dựa trên sức mạnh.
Thông điệp liên bang thể hiện nhất quán chủ trương "Nước Mỹ trước tiên" của ông Trump, đặc biệt về thương mại. Một nội dung được chính quyền Trump đặc biệt lưu ý trong quan hệ với Trung Quốc là bảo vệ lợi ích thương mại. Ông Trump tuyên bố lật sang một trang mới sau hàng thập kỷ Mỹ phải chịu sự bất bình đẳng về thương mại, phải hy sinh sự thịnh vượng và giàu có quốc gia.
Mặc dù không được đề cập tới một cách trực tiếp nhưng rõ ràng là đối phó với chính sách sẽ là vấn đề trọng tâm của chính sách đối ngoại Mỹ trong nhiều năm tới bởi cạnh tranh về kinh tế-thương mại (chứ không phải là đối đầu về quân sự) mới là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền Trump. Những thông điệp này dự báo mối quan hệ không dễ dàng với Trung Quốc trong thời gian tới.
Về vấn đề an ninh, chính quyền Trump vẫn đặt việc chống chủ nghĩa khủng bố là một trong những mối đe dọa an ninh hàng đầu. Ông Trump nhấn mạnh tới thành tích tiêu diệt tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq và Syria, qua đó muốn khẳng định rằng Mỹ vẫn là quốc gia đi đầu trong cuộc chiến chống khủng bố.
Điều này cho thấy chống khủng bố cũng vẫn sẽ là lý do mà Mỹ sử dụng để can thiệp vào các quốc gia và khu vực trên thế giới. Theo giới chuyên gia, thách thức mà Mỹ sẽ phải đối mặt là việc hỗ trợ để tái thiết và xây dựng năng lực quản trị cho các chính phủ hoặc lực lượng mà Mỹ chống lưng sau khi diệt được khủng bố.
Tình hình tại Iraq và Syria hay Afghanistan và Pakistan là những nơi mà Mỹ phải đối diện với thách thức này. Bên cạnh đó, là những thách thức của sự trỗi dậy những tổ chức khủng bố giống IS và những lực lượng khủng bố thế hệ mới (dựa vào công nghệ).
Cùng với đó, giống như chiến lược an ninh quốc gia và chiến lược quốc phòng mới được công bố, ông Trump cũng nhắc lại các đe dọa đến từ Nga, Trung Quốc và các quốc gia "bất hảo" đe dọa quyền lợi an ninh kinh tế và lợi ích quốc gia của Mỹ.
Việc chỉ đích danh hai quốc gia này để nêu bật quan ngại về sức mạnh quân sự mà Nga và Trung Quốc đặt ra với Mỹ, qua đó nhấn mạnh nhu cầu hiện đại hóa hơn nữa lực lượng quân sự Mỹ nhằm đối phó với hai cường quốc quân sự Nga và Trung Quốc.
Thông điệp không nhấn mạnh sự cần thiết của việc phối hợp với các đối tác, đồng minh của Mỹ để duy trì và bảo vệ vị thế siêu cường toàn cầu, phản ánh phong cách lãnh đạo của ông Trump. Mối quan hệ với các đồng minh trên khắp thế giới là xương sống của chiến lược toàn cầu của Mỹ trong 70 năm qua nhưng lại được đề cập rất mờ nhạt trong thông điệp liên bang 2018.
Ông Trump không đề cập tới những đối tác truyền thống của Mỹ ở châu Âu hay châu Á, và cũng thẳng thừng tuyên bố chỉ cung cấp viện trợ cho “những bạn bè” của Mỹ. Trọng tâm của chính quyền Trump là xử lý các vấn đề trong nước, mà hàng đầu là thúc đẩy kinh tế.
Thông điệp năm nay cũng nhấn mạnh tới những thách thức do người nhập cư gây ra đối với nước Mỹ. Mối lo sợ này thực ra là vấn đề lịch sử, nhiều người Mỹ vẫn đổ lỗi cho những vấn đề của xã hội là do người nhập cư nhưng sức mạnh của nước Mỹ đến từ lực lượng người nhập cư.
Vấn đề nhập cư hiện nay đang bị chính trị hóa khi mà vai trò của người Mỹ da trắng có chiều hướng suy giảm.Tuy nhiên, sức mạnh Mỹ sẽ suy giảm nếu dòng người nhập cư của Mỹ giảm./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Thông điệp liên bang đa mục tiêu 2018 của Tổng thống Mỹ D.Trump
19:23' - 31/01/2018
Với chủ đề “Xây dựng một nước Mỹ an toàn, mạnh mẽ và tự hào”, thông điệp liên bang của Tổng thống Trump đã tái hiện tầm nhìn về việc “cải cách tinh thần Mỹ”.
-
Kinh tế Thế giới
Báo chí Mỹ phản ứng trái chiều về Thông điệp Liên bang của Tổng thống Donald Trump
16:16' - 31/01/2018
Thông điệp Liên bang đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận được những phản ứng trái chiều từ báo giới nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp Liên bang 2018 nhấn mạnh mục tiêu xây dựng nước Mỹ an toàn và mạnh mẽ
12:40' - 31/01/2018
Sáng 31/1 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đọc bản Thông điệp Liên bang năm 2018 trước lưỡng viện Quốc hội với chủ đề "Xây dựng một nước Mỹ an toàn, mạnh mẽ và tự hào".
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp Liên bang 2018: Tổng thống Donald Trump nêu bật những thành quả kinh tế
11:02' - 31/01/2018
Trong Thông điệp Liên bang 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dành phần lớn thời gian để nêu bật những thành tựu mà chính quyền của ông đạt được trong năm cầm quyền đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp Năm mới 2018 mang nhiều hy vọng của các nhà lãnh đạo thế giới
13:12' - 01/01/2018
Trước thềm Năm mới, Tổng thống Mỹ Donald Trump dự báo năm 2018 sẽ là một năm "tuyệt vời" đối với nước Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.