Đưa sản phẩm an toàn tới người tiêu dùng
Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, những năm qua, được sự hỗ trợ của các Bộ ngành trong việc đẩy mạnh phát triển sản xuất thực phẩm, chăn nuôi cùng với việc đem lại nhiều thời cơ tốt cho sự phát triển nhưng cũng xuất hiện nhiều thách thức trong việc quảng bá sản phẩm của ngành thực phẩm Việt Nam.
Mặc dù chưa có thống kê cụ thể về tỷ lệ giữa thực phẩm an toàn và thực phẩm không an toàn nhưng trong bối cảnh thị trường thực phẩm hiện nay, người tiêu dùng gặp rất nhiều khó khăn khi lựa chọn thực phẩm sạch cho gia đình. Vì thế, các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự hỗ trợ nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm sạch để tiếp cận khách hàng.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, tại Việt Nam, cứ 69.000 người mới có một cửa hàng tiện ích trong khi tại Hàn Quốc là 1.800 dân có một cửa hàng. Trong khi nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu của người dân vẫn là chợ cóc, chợ truyền thống khó kiểm soát được chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, các nhà phân phối bán lẻ vẫn chưa có sự liên kết trong khâu tiêu thụ.
Phân tích về hướng đi mới để phát triển bền vững, phát huy tiềm năng của thủ đô, ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội chia sẻ, hiện Hà Nội đã hình thành 157 cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao; 157 ha cây ăn quả và trên 80 ha chè VietGap.
Diện tích rau an toàn được quản lý, chỉ đạo và cấp giấy chứng nhận đạt 5.000 ha. Diện tích giám sát sản xuất theo VietGap đạt 352,7 ha và trên 40 ha rau hữu cơ. Hà Nội đã hình thành 76 xã chăn nuôi trọng điểm và 3.232 trại quy mô lớn ngoài khu dân cư.
Ngoài ra, thành phố đã xây dựng được 11 chuỗi liên kết sản phẩm rau an toàn, 21 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Tổng sản lượng sản phẩm các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ đạt hàng nghìn tấn rau; 4.500 tấn thịt lợn; 3.100 tấn thịt gia cầm, 140 triệu quả trứng gia cầm, 29.000 tấn sữa tươi.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Huy Đăng cũng thừa nhận hiện thành phố vẫn còn nhiều khó khăn trong liên kết giữa các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp khi đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị. Trong khi hiện nay trên trị trường vẫn lẫn lộn các sản phẩm không phân biệt được thật giả, thậm chí còn giả cả giấy chứng nhận VietGAP.
Cùng với đó, việc sản xuất và tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội còn hạn chế. Các cơ sở sản xuất chủ yếu hoạt động theo hình thức "mạnh ai nấy làm", dẫn đến khó khăn trong quá trình kết nối với doanh nghiệp phân phối, sản phẩm tạo ra có tính cạnh tranh thấp.
Một số cơ sở sản xuất và doanh nghiệp phân phối vì chạy theo lợi nhuận trước mắt mà bỏ quên vấn đề an toàn cho người sử dụng; không tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất an toàn và trà trộn sản phẩm kém chất lượng vào tiêu thụ.
Đại diện siêu thị Aeon Fivimart, Công ty Nhất Nam- một trong những đơn vị cung cấp sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng cho biết, thực phẩm an toàn đã trở thành yếu tố quan trọng trong quyết định chi tiêu của người tiêu dùng. Nó không chỉ thể hiện sự quan tâm đến hàng hóa chất lượng an toàn mà còn là sự quan tâm dành cho chính sức khỏe của họ.
Năm 2016, Chính phủ đã đưa ra một số nghị định về đảm bảo chất lượng hàng hóa sạch, an toàn cũng như có chính sách giám sát nguồn gốc thực phẩm chặt chẽ trước khi đưa ra thị trường và đến tay người tiêu dùng. Không nằm ngoài chiến dịch đó, Aeon Fivimart luôn hướng tới việc xây dựng vùng thực phẩm an toàn, liên kết với các doanh nghiệp cam kết đảm bảo chất lượng và nói không với thực phẩm bẩn.
Theo bà Lê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), đến nay vẫn còn số lượng không nhỏ người tiêu dùng thiếu thông tin về các hàng hoá Việt Nam có uy tín và các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ra được các hàng hoá đạt chất lượng quốc gia, chất lượng quốc tế vượt qua rào cản kỹ thuật của các quốc gia khó tính của EU, Mỹ...
Bà Lê Việt Nga khẳng định: Để đảm bảo sản xuất kinh doanh và cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị quản lý cạnh tranh, quản lý thị trường... tích cực triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại, chống hàng giả, hàng nhái, trên thị trường.
Trong thời gian tới, các Bộ ngành kiến nghị sẽ hoàn thiện nhãn hiệu chứng nhận thực phẩm an toàn để người tiêu dùng không phải mua sản phẩm an toàn bằng lòng tin, bên cạnh đó sẽ thúc đẩy phát triển hệ thống cửa hàng tiện ích giúp quản lý chất lượng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tiện lợi khi mua sắm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế số
Nông nghiệp sạch: Thúc đẩy sản xuất quy mô lớn (Bài 2)
06:23' - 02/10/2016
Việc tích tụ và tập trung ruộng đất để sản xuất theo kiểu trang trại, dồn điền hoặc nông nghiệp công nghệ cao hiện diễn ra chậm và bị cản trở bởi thể chế sở hữu đất đai.
-
Hàng hoá
Tp.Hồ Chí Minh nhân rộng “Chợ phiên nông sản an toàn”
15:07' - 01/10/2016
Các sản phẩm được giới thiệu tại "Chợ phiên nông sản an toàn" sẽ tiếp tục được mở rộng quy mô và phong phú về chủng loại, đảm bảo nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
-
Kinh tế số
Nông nghiệp sạch: Không thể thiếu những “đầu tàu” mạnh (Bài 1)
06:03' - 01/10/2016
Trước nhu cầu nông nghiệp sạch ngày càng phát triển, nhiều “ông lớn” đã quyết định đầu tư vào lĩnh vực này với kỳ vọng sớm chiếm lĩnh thị phần trong nước, tiến tới xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hút nguồn lực cho nông nghiệp sạch
08:26' - 24/09/2016
Nhiều mô hình sản xuất, chuỗi giá trị nông sản an toàn tuy được phát triển nhưng trên thực tế, nguồn cung thực phẩm an toàn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
-
Kinh tế số
Thực phẩm sạch: Làm gì cho đáng “đồng tiền, bát gạo”?
15:17' - 22/09/2016
Thực phẩm sạch luôn có giá cao hơn nhưng vẫn luôn trong tình trạng “cháy hàng”, song để có sản phẩm tốt, giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo lại là “bài toán khó” đối với cả người mua lẫn người bán.
-
Kinh tế số
"Tiếp sức" cho các hợp tác xã nông sản an toàn
11:47' - 19/09/2016
Chuyển đổi theo mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị gia tăng đang được xem là hướng đi đúng đắn nhất trong khu vực kinh tế tập thể.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Việt Nam duy trì đối tác xuất khẩu gạo lớn thứ 3 tại Singapore
10:11' - 24/07/2025
Việt Nam hiện là đối tác cung ứng gạo thứ ba tại thị trường Singapore, chiếm thị phần cao trong nhóm gạo tẻ trắng (10063099) và gạo thơm xay xát/tróc vỏ (10063070).
-
DN cần biết
Hội chợ VIETNAM OCOPEX 2025: Kết nối chuỗi giá trị, mở rộng xuất khẩu
16:42' - 23/07/2025
Hội chợ VIETNAM OCOPEX 2025 diễn ra từ ngày 1-3/8 tại Hà Nội với 300 gian hàng của trên 200 đơn vị trưng bày hàng nghìn mặt hàng đạt chứng nhận OCOP đến từ 34 tỉnh, thành phố.
-
DN cần biết
Bệ phóng cho doanh nghiệp trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu
12:38' - 23/07/2025
Việc chủ động đa dạng hóa xúc tiến thương mại trên môi trường số là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng và phát triển bền vững của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
-
DN cần biết
4G – 5G chờ bứt tốc từ đấu giá băng tần
10:02' - 23/07/2025
Giá khởi điểm của khối băng tần B1-B1’ và B3-B3’ đều là hơn 1,95 nghìn tỷ đồng; được thực hiện bằng cách bỏ phiếu trực tiếp với bước giá 20 tỷ đồng.
-
DN cần biết
Giám sát chặt thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu
15:42' - 22/07/2025
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2025, lượng nhập khẩu các loại thép cán nóng khổ từ 1.880mm trở lên từ Trung Quốc về Việt Nam lên gần 650.000 tấn, cao gấp 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
DN cần biết
Bão số 3 không làm gián đoạn cửa khẩu
15:38' - 22/07/2025
Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu diễn ra tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu chính Chi Ma. Các mặt hàng thông quan chủ yếu là nông sản, trái cây tươi, gỗ ván bóc.
-
DN cần biết
EU áp dụng chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu
21:50' - 21/07/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam vào Liên minh châu Âu (EU).
-
DN cần biết
Chuyển đổi số xuất khẩu: Mở đường cho doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế
14:10' - 21/07/2025
Thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thiết thực nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho sự phát triển của thương mại điện tử.
-
DN cần biết
Điều tra chống bán phá giá kính nổi không màu Indonesia và Malaysia
12:58' - 21/07/2025
Ngành sản xuất trong nước cáo buộc các sản phẩm kính nổi không màu xuất xứ từ Indonesia, Malaysia đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.