Đưa sản phẩm OCOP vào kênh phân phối chính thống
Sau hơn một năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Kon Tum hiện có 35 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt từ 3 đến tiềm năng 5 sao.
Mặc dù tỉnh đã chú trọng phát triển các sản phẩm OCOP gắn liền với thế mạnh của từng địa phương nhưng do còn khá mới nên vẫn chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều.
Do đó, Kon Tum đã thực hiện nhiều chính sách nhằm kết nối, quảng bá sản phẩm OCOP, đưa vào các kênh phân phối và tiêu thụ chính thống; thúc đẩy phát triển sản phẩm này.
Xây dựng thương hiệu từ thế mạnh địa phương Công ty TNHH Thảo dược Tây Nguyên (huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) hiện có ba sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao; trong đó, hai sản phẩm Trà Khổ qua rừng DATO và Khổ qua rừng sấy khô đã được công nhận vào năm 2019; sản phẩm Trà Sâm dây Ngọc Linh DATO được công nhận vào cuối tháng 7/2020.Các sản phẩm này đều đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh và khu vực năm 2020.
Bà Lương Thị Mỹ Huệ - Giám đốc Công ty TNHH Thảo dược Tây Nguyên cho biết, ngay từ khi thành lập, đơn vị đã hướng tới những sản phẩm gắn với lợi thế của địa phương. Khí hậu và thổ nhưỡng ở khu vực huyện Đăk Tô khá phù hợp với khổ qua rừng cũng như sâm dây.
Tuy nhiên, do chưa biết tận dụng triệt để những loại thảo dược này, người dân chỉ trồng ở hàng rào, không chăm sóc theo quy trình thích hợp nên không mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nắm bắt được vấn đề đó, Công ty TNHH Thảo dược Tây Nguyên đã xây dựng vùng nguyên liệu có diện tích 7 ha để trồng khổ qua rừng và sâm dây, cũng như dây chuyền sản xuất ra thành phẩm trà từ hai loại thảo dược trên để đưa ra thị trường. Khó khăn lớn nhất là do sản phẩm mới nên người tiêu dùng ít biết và chưa thực sự an tâm khi sử dụng. Tuy nhiên, sau khi được chứng nhận OCOP, các sản phẩm của đã được biết đến nhiều hơn, có mặt trong hệ thống siêu thị Co.op Mart và một số trang thương mại điện tử, đang làm thủ tục để đưa vào hệ thống siêu thị VinMart.Thậm chí, hiện việc sản xuất của công ty còn không đáp ứng đủ nhu cầu của các kênh phân phối - bà Lương Thị Mỹ Huệ chia sẻ.
Đăk Hà là vùng chuyên canh cà phê lớn nhất của tỉnh Kon Tum với nhiều sản phẩm cà phê chế biến sâu được người tiêu dùng trong tỉnh đánh giá cao. Một trong số đó là sản phẩm cà phê rang xay Dak Mark của Công ty TNHH MTV Nguyên Huy Hùng.Đây là dòng sản phẩm được doanh nghiệp này đưa vào chế biến và tiêu thụ ở thị trường trong nước từ năm 2012, bắt đầu xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Singapore từ năm 2018. Tháng 7/2020, sản phẩm cà phê rang xay Dak Mark đã được chứng nhận sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao.
Bà Phạm Thị Tuyết - Giám đốc Công ty TNHH MTV Nguyên Huy Hùng cho biết, đơn vị đã chú trọng xây dựng nguồn nguyên liệu đảm bảo từ khâu chăm sóc, chế biến, phơi, sơ chế; đồng thời, phối hợp với các hợp tác xã trên địa bàn để xây dựng vùng nguyên liệu rộng 1.000 ha, tập trung chủ yếu tại huyện Đăk Hà – khu vực phù hợp về khí hậu và thổ nhưỡng cho cây cà phê.Hiện doanh nghiệp đã nhận được nhiều chứng nhận tiêu chuẩn như chứng nhận Thương mại công bằng, 4C, UTZ hay RFA.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, doanh nghiệp chú trọng phát triển thị trường nội địa. Việc được chứng nhận OCOP sẽ giúp công ty quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng tốt hơn. Hiện sản phẩm cà phê rang xay Dak Mark đã có mặt tại BigC, Lotte, Aon.
Với sự giúp đỡ, hỗ trợ của các sở, ban ngành của tỉnh, doanh nghiệp đang đẩy mạnh đưa sản phẩm vào các kênh phân phối khác như VinMart, Co.op Mart cũng như các sàn giao dịch điện tử - bà Tuyết chia sẻ.
Nhiều chính sách hỗ trợ Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, trong số 35 sản phẩm đã được chứng nhận OCOP của tỉnh, có một sản phẩm tiềm năng 5 sao, bốn sản phẩm đạt 4 sao và 30 sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh. Tuy nhiên, việc đánh giá sản phẩm OCOP chỉ là bước đầu, bởi để có thể phát triển, đến được với người tiêu dùng sẽ còn một chặng đường dài; trong đó, việc kết nối các đơn vị có sản phẩm được chứng nhận OCOP với các kênh phân phối, tiêu thụ chính thống là bước tiến quan trọng giúp tồn tại và phát triển trên thị trường. Để tạo mối liên kết này, tỉnh Kon Tum có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP. Gần đây nhất, cuối tháng 7/2020, Sở Công Thương tỉnh Kon Tum đã tổ chức Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP giữa các siêu thị, nhà bán lẻ với các chủ thể trong chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh. Các sản phẩm tham gia kết nối tiêu thụ hầu hết đều đã được công nhận là sản phẩm OCOP đạt từ 2 - 4 sao; một số là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2020.Qua đó, có sáu chủ thể ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác kết nối tiêu thụ sản với siêu thị Co.op Mart Kon Tum, VinMart Kon Tum. Đây là cơ sở pháp lý bước đầu, mở ra cơ hội hợp tác, phát huy thế mạnh của mỗi bên để tuyên truyền, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.
Ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Kon Tum cho biết, hiện đơn vị đang phối hợp với các ngành liên quan khảo sát nắm bắt tình hình tại nhiều điểm để đưa vào trưng bày, giới thiệu, bán hàng rong thời gian sắp tới; đồng thời, chỉ đạo Trung tâm khuyến công – Xúc tiến thương mại thường xuyên gửi thông báo và mời các đơn vị có sản phẩm đạt OCOP tham gia hội chợ, hội nghị kết nối và tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh...Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 – 4 sao được vận động tham gia hoạt động thương mại điện tử như: cập nhật thông tin, hình ảnh sản phẩm trên sàn thương mại điện tử của tỉnh; tham gia liên kết tiêu thụ và bán sản phẩm OCOP trên hệ thống các sàn thương mại điện tử khác; tổ chức ngày hội triển lãm trực tuyến sản phẩm OCOP.
Đặc biệt, Kon Tum còn sẽ hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm OCOP tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại nhiều tỉnh trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên theo Biên bản ghi nhớ đã được ký kết bởi Sở Công Thương tỉnh Kon Tum với Sở Công Thương các tỉnh trong khu vực - ông Hùng nhấn mạnh. Theo ông Trần Văn Chương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, trên cơ sở các quy định của Trung ương, Kon Tum ban hành quy định về hỗ trợ các địa phương, chủ thể sản xuất để phát huy tính sáng tạo, chủ động, cộng đồng trong thực hiện chương trình OCOP.Cụ thể như hướng dẫn tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; hỗ trợ hình thành các hợp tác xã để sản xuất sản phẩm OCOP; hỗ trợ bao bì, nhãn mác của một số sản phẩm OCOP để chủ thể tổ chức thực hiện.
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện chương trình OCOP theo hướng dẫn của Trung ương, nhằm phát huy lợi thế của từng địa phương để có sản phẩm tốt nhất và ngày càng hoàn thiện hơn. Mục tiêu là đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu./.>>>Lào Cai: Nâng cao giá trị thương hiệu su su Sa Pa
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Huyện vùng cao Võ Nhai phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực
08:21' - 20/08/2020
Là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, có nhiều xã thuộc diện đặc biệt khó khăn nhưng Võ Nhai lại có điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả.
-
Thị trường
Hà Nội yêu cầu các đơn vị dự trữ hàng hóa tăng gấp 3 lần
17:57' - 10/08/2020
Sở Công Thương Hà Nội yêu cầu các đơn vị thương mại trên địa bàn thành phố cần chuẩn bị hàng hóa thiết yếu tăng gấp 3 lần so với bình thường.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Tiêu thụ rượu vang toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong 60 năm
14:16' - 16/04/2025
Ngày 15/4, Tổ chức Nho và Rượu vang quốc tế (OIV) cho biết, lượng tiêu thụ rượu vang trên toàn cầu trong năm 2024 đã giảm mạnh, xuống mức thấp nhất trong hơn 60 năm qua.
-
Thị trường
Giới đầu tư vẫn thận trọng với đồng USD do lo ngại về thuế quan của Mỹ
07:00' - 16/04/2025
Phần lớn sự biến động khiến đồng USD lao dốc và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng vọt hồi tuần trước đã có phần lắng xuống trong phiên 15/4, nhưng tâm lý thị trường vẫn còn dè dặt.
-
Thị trường
Thị trường việc làm Hàn Quốc suy giảm mạnh nhất kể từ năm 2013
14:35' - 15/04/2025
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn số liệu của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc (KOSIS) cho biết thị trường việc làm của nước này đã chứng kiến mức suy giảm theo quý mạnh nhất trong hơn một thập kỷ qua.
-
Thị trường
OPEC điều chỉnh dự báo nhu cầu dầu mỏ năm 2025
08:45' - 15/04/2025
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ngày 14/4 đã điều chỉnh dự báo nhu cầu dầu mỏ, viện dẫn tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ đối với nền kinh tế thế giới.
-
Thị trường
Xây dựng chiến lược phát triển, quảng bá thương hiệu yến sào
15:29' - 12/04/2025
Yến sào Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để bứt phá và khẳng định vị thế trên thị trường khu vực và quốc tế.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2025
19:43' - 11/04/2025
Từ ngày 4 - 6/9/2025, Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - ITE HCMC 2025 lần thứ 19 sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
-
Thị trường
Giá vé máy bay dịp lễ 30/4 – 1/5: Nhiều đường bay "cháy vé", giá tăng cao
09:55' - 11/04/2025
Dữ liệu cho thấy, nhiều chặng bay đến các điểm du lịch nổi tiếng đã gần kín chỗ, trong khi giá vé máy bay phổ thông đang tiệm cận mức cao nhất tương đương dịp Tết Nguyên đán.
-
Thị trường
Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan
17:47' - 10/04/2025
Tuy chính sách thuế quan đã được tạm hoãn áp dụng với hầu hết các quốc gia trong 90 ngày, nhưng tương lai của các siêu thị châu Á và cửa hàng tạp hóa chuyên biệt tại Mỹ vẫn còn chưa chắc chắn.
-
Thị trường
Người tiêu dùng Trung Quốc cân nhắc chi tiêu trước “bão” thuế quan
06:53' - 10/04/2025
Người tiêu dùng tại Bắc Kinh (Trung Quốc) sẵn sàng từ bỏ các thương hiệu Mỹ nếu điều đó giúp tránh được tác động từ cuộc chiến thương mại đang leo thang với Washington.