Đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng trong phát triển AI
Tại họp báo thường kỳ quý I/2024 của Bộ Khoa học và Công nghệ diễn ra chiều 10/4, tại Hà Nội, nhiều vấn đề trọng tâm trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang cùng đại diện các đơn vị thuộc Bộ giải đáp thỏa đáng. Điển hình là việc quản lý nhà nước liên quan đến việc phát triển trí tuệ nhân tạo; thúc đẩy thương mại hóa; thu hút, trọng dụng nhân tài khoa học và công nghệ trong và ngoài nước; giải pháp thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; các vấn đề liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
*Phát triển AI-xu thế tất yếu Liên quan đến các nội dung về trí tuệ nhân tạo, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao Trần Anh Tú cho biết, trí tuệ nhân tạo (AI) được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Những năm trở lại đây, nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu ghi nhận xu thế phát triển tất yếu và tác động chuyển đổi to lớn của AI trong mọi mặt đời sống xã hội. Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu hướng phát triển này. Nhận thức được tầm quan trọng của AI, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đề xuất Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030, nhằm tạo ra "cú hích" cho ngành AI của Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và từng bước đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng về AI. Cũng theo ông Trần Anh Tú, thời gian qua, các Bộ, ngành đã vào cuộc trong việc xây dựng văn bản hành lang, từng bước tạo điều kiện trong phát triển trí tuệ nhân tạo, nhất là vấn đề dữ liệu. Ngày 2/2/2024 vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược về dữ liệu quốc gia. Đây là cơ sở, dữ liệu để phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam. Bộ Khoa học và Công nghệ, với vai trò hỗ trợ nghiên cứu, phát triển đã có một số chương trình nghiên cứu khoa học như Chương trình KC01 “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển Chính phủ số và đô thị thông minh”. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang, chính sách về AI đã được ban hành với Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/1/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 và Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.Vì vậy, với AI, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chơi nhưng phải đảm bảo hai yếu tố; một mặt Việt Nam phải xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn để nghiên cứu, ứng dụng vào đời sống, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Mặt khác, Việt Nam cần học tập, chia sẻ kinh nghiệm của các nước phát triển, đi trước theo hướng có trách nhiệm, phù hợp với văn hóa Việt Nam và tránh thiệt hại. Đặc biệt, Thứ trưởng nhấn mạnh, phát triển công nghệ số phải song hành cùng trách nhiệm và đạo đức.
* Gỡ vướng trong định giá tài sản hình thành từ kết quả nghiên cứu Liên quan đến khó khăn trong việc định giá tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước, ông Nguyễn Nam Hải, Vụ trưởng Vụ Tài chính cho biết, công tác định giá tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước có sự quản lý của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong thực tiễn, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2018/NĐ-CP về việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước. Sau đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 63/2018/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 70/2018/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước. Để nâng cao quản lý, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 02/2020/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành khoản 1 Điều 41 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tiễn, trong nội dung về tài sản hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ, vướng mắc nhất là liên quan đến định giá tài sản. Hiện nay, Bộ tiếp tục gỡ vướng đối với vấn đề này *Tăng cường hợp tác quốc tế Về thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Phó Cục trưởng Cục phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo Nguyễn Đức Hoàng đã làm rõ các khái niệm về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo và làm thế nào để chuyển tri thức thành giá trị, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong quý II/2024, Bộ tiếp tục tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật như: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; Ban hành các Thông tư nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Cũng trong quý II/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục tăng cường mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với các đối tác quốc tế; đồng thời, tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Đổi mới sáng tạo thế giới 21/4 và phát động các hoạt động đổi mới sáng tạo năm 2024; tổ chức sự kiện chào mừng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4. Đặc biệt, hướng tới Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ cũng tổ chức triển lãm thành tựu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.../. HL- Từ khóa :
- Trí tuệ nhân tại
- ai
- bộ khoa học và công nghệ
Tin liên quan
-
Công nghệ
Khai trương trung tâm dữ liệu lớn tại Việt Nam
19:10' - 10/04/2024
Ngày 10/4, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) khai trương Trung tâm dữ liệu tại Hoà Lạc (Hà Nội).
-
Công nghệ
Microsoft sẽ đầu tư 2,9 tỷ USD vào trung tâm dữ liệu AI Nhật Bản
07:26' - 10/04/2024
Gã khổng lồ công nghệ của Mỹ - Microsoft sẽ đầu tư 2,9 tỷ USD vào các trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI) tại Nhật Bản vào năm 2025 và đây là khoản đầu tư lớn nhất của hãng vào quốc gia này.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Amazon trình làng thiết bị đọc sách điện tử Kindle màn hình màu giá mềm
13:30'
Công ty công nghệ và thương mại điện tử Amazon (Mỹ) đang làm cho thiết bị đọc sách điện tử Kindle màn hình màu trở nên dễ tiếp cận hơn đối với người tiêu dùng.
-
Công nghệ
Các nhà phát triển ứng dụng không mặn mà với tính năng Recall của Windows 11
07:30'
Recall là tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) được tích hợp trên những chiếc máy tính xách tay AI sử dụng hệ điều hành Windows 11, ghi nhớ và truy xuất mọi hoạt động tác vụ trên máy tính của người dùng.
-
Công nghệ
Robotaxi - niềm hy vọng của Tesla
16:00' - 25/07/2025
Tesla và Giám đốc điều hành (CEO) Elon Musk đang phải đối mặt với tình cảnh khó khăn, khi doanh số xe điện (EV) sụt giảm và mảng kinh doanh xe tự lái vẫn chưa thể khởi sắc.
-
Công nghệ
Chuỗi nhà hàng cơm bò Matsuya thử nghiệm công nghệ trồng lúa cạn
07:30' - 25/07/2025
Nhà điều hành chuỗi nhà hàng Nhật Bản Matsuya Foods Holdings vừa khởi động một dự án thí điểm trồng lúa cạn, một phương pháp canh tác không cần ngập nước cho các cánh đồng.
-
Công nghệ
Chuyển đổi số quốc gia: Bứt phá từ nền tảng thể chế đến hạ tầng số
18:52' - 24/07/2025
Số lượng giao dịch thông qua Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) đạt khoảng 630 triệu giao dịch, tương đương 73% kế hoạch năm.
-
Công nghệ
Bảo đảm liên thông, đồng bộ trong hoạt động chuyển đổi số
07:30' - 24/07/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ký Quyết định số 1562/QĐ-TTg ngày 18/7/2025 về việc bảo đảm liên thông, đồng bộ, bí mật nhà nước trong hoạt động chuyển đổi số của cả hệ thống chính trị.
-
Công nghệ
Khánh Hòa: Tăng tốc chuyển đổi số, xây dựng nền hành chính hiện đại
13:51' - 23/07/2025
Tỉnh Khánh Hòa đang quyết liệt đẩy mạnh chuyển đổi số trong khối cơ quan hành chính nhà nước, hướng tới xây dựng một nền hành chính hiện đại, hiệu quả, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
-
Công nghệ
Các mô hình AI của Google và OpenAI chiến thắng trong cuộc thi toán thế giới
08:27' - 23/07/2025
Đối với các nhà nghiên cứu của OpenAI, đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy các mô hình AI có thể sở hữu khả năng suy luận sâu rộng và có thể mở rộng sang những lĩnh vực khác ngoài toán học.
-
Công nghệ
Phụ huynh tại Mỹ “đau đầu” vì AI
16:21' - 22/07/2025
Nhiều phụ huynh ở Mỹ đang "đau đầu" ví trí tuệ nhân tạo (AI) khi một mặt lo sợ những rủi ro tiềm tàng, mặt khác lại e ngại con cái sẽ tụt hậu nếu không sớm tiếp cận công nghệ này.