Đức đặt mua 94 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19
Cụ thể, Đức đã đặt mua tổng cộng 94 triệu liều vắc-xin từ các nhà cung cấp khác nhau. Hiện trên thế giới có 8 loại vắc-xin đang ở giai đoạn thử nghiệm thứ ba, trong đó có vắc-xin của công ty Đức. Khoản tài trợ 750 triệu euro được Chính phủ Đức rót cho nghiên cứu và bào chế vắc-xin cũng được sử dụng để mở rộng năng lực sản xuất của các hãng dược phẩm Đức.
Theo Bộ trưởng Spahn, Chính phủ Đức nhấn mạnh yếu tố ưu tiên hàng đầu là an toàn và tin cậy, chứ không nhất thiết phải là nước có vắc-xin đầu tiên, trong tiến trình nghiên cứu và bào chế vắc-xin.Trong khi đó, công ty Biontech thông báo sẽ sản xuất mỗi năm 750 triệu liều vắc-xin. Công ty này, có trụ sở ở thành phố Maiz (bang Rheinland-Pfalz) của Đức, cũng đã thương lượng với công ty dược Novarrtis để mua lại một xưởng sản xuất ở thành phố Marburg (bang Hessen) để thực hiện sản xuất hàng loạt.
Trong khi đó, các nguồn tin từ Chính phủ Đức ngày 18/9 cho biết, nước này và Pháp sẽ không mua các loại vắc-xin tiềm năng phòng COVID-19 thông qua chương trình COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Thông tin này được đưa ra cùng ngày sau khi WHO thông báo thời hạn chót để các nước thành viên đăng ký tham gia chương trình COVAX. Nguồn tin cho biết, Đức ủng hộ song sẽ không mua vắc-xin phòng COVID-19 thông qua chương trình của WHO, bởi Đức đã theo một dự án chung của Liên minh châu Âu (EU) để mua các loại vắc-xin tiềm năng.Chương trình COVAX của WHO được thực hiện để mua các loại vắc-xin COVID-10 với đảm bảo rằng các vắc-xin này sẽ được phân bổ công bằng và hiệu quả trên thế giới. Tuy nhiên, trong khi 92 nước có mức thu nhập thấp muốn tham gia chương trình COVAX thì các nước giàu có lại không tham gia do các nước này muốn đảm bảo nguồn cung riêng.
Theo các nhà ngoại giao châu Âu, hiện đang có những ý kiến trái chiều trong EU về sáng kiến COVAX của WHO. Một mặt, EU muốn hỗ trợ việc cung cấp vắc-xin cho các nước đang phát triển, song mặt khác chính phủ các nước thành viên cũng muốn đảm bảo có vắc-xin cho người dân của họ. Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đóng góp 400 triệu euro từ ngân sách phát triển của khối cho chương trình COVAX, trong khi Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết, Chính phủ Đức hiện chưa quyết định về hình thức hỗ trợ chương trình này. Ông Spahn cũng bày tỏ hy vọng Đức sẽ có vắc-xin vào đầu năm tới và những đối tượng được ưu tiên tiêm vắc-xin là những người cao tuổi và các y, bác sĩ. Về tình hình dịch COVID-19 tại Đức, các cơ quan y tế Đức tối 18/9 thông báo đã ghi nhận thêm 2.219 ca mắc COVID-19 mới, tăng khoảng 100 ca so với ngày trước và nâng tổng số trường hợp mắc COVID-19 ở Đức đến nay lên gần 268.950 ca.Riêng tại Berlin trong ngày đã ghi nhận thêm gần 200 ca mắc mới, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020. Hiện số trường hợp còn nhiễm bệnh ở Đức vào khoảng gần 20.900 ca. Chỉ số lây nhiễm trong ngày tính đến tối 18/9 ở mức 1,16./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Đức mở rộng danh sách cảnh báo đi lại ở châu Âu do dịch COVID-19
08:19' - 10/09/2020
Chính phủ Đức ngày 9/9 thông báo mở rộng danh sách cảnh báo đi lại tới một số thành phố du lịch nổi tiếng ở châu Âu, trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 mới đang gia tăng ở các thành phố này.
-
Tài chính
Bộ Tài chính Đức: Có thể vay thêm khoản nợ mới để thúc đẩy kinh tế
08:36' - 08/09/2020
Theo Bộ trưởng Tài chính Đức, kinh tế nước này đang có những dấu hiệu dần phục hồi và có thể trở lại quy mô trước khủng hoảng thậm chí vào trước năm 2022, nếu sự phục hồi được hỗ trợ đúng hướng.
-
Doanh nghiệp
Đức cảnh báo về "các công ty xác sống" trong đại dịch COVID-19
07:51' - 03/09/2020
Ngày 2/9, ngân hàng Deutsche Bank cảnh báo viện trợ của Chính phủ Đức giúp các công ty yếu kém ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể dẫn tới sự ra đời của "các công ty xác sống".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Chuyên gia đánh giá tác động đối với ASEAN
18:04'
Các mức thuế mới của Mỹ áp lên hàng hóa từ ASEAN có thể gây thiệt hại nhiều hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 50% với đồng và tiếp tục chiến dịch thuế quan với các đối tác
10:36'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 tuyên bố sẽ không gia hạn thời hạn áp thuế quan với hàng chục nền kinh tế ngày 1/8, đồng thời công bố kế hoạch áp mức thuế riêng 50% đối với mặt hàng đồng nhập khẩu
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm bớt sản xuất dầu mỏ trong năm 2025
10:20'
Mỹ sẽ sản xuất ít dầu mỏ hơn so với dự báo trước đây do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ khẳng định không lùi thời hạn áp thuế quan
07:15'
Ngày 8/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định các nước bị Mỹ áp thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/8 và ông sẽ không gia hạn việc miễn áp dụng các biện pháp này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.