Dừng hưởng ưu đãi GPS hoạt động xuất khẩu sẽ bị tác động như thế nào?
Trước thông tin Hội đồng Ủy ban Kinh tế Á-Âu (EEC) ban hành Quyết định số 17 sửa đổi Quyết định số 130 ngày 21/11/2009 nhằm cập nhật lại danh sách các nước đang phát triển và kém phát triển được quyền hưởng ưu đãi theo Hệ thống ưu đãi thuế quan thống nhất (GSP) của Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU); trong đó, có Việt Nam, trao đổi nhanh với phóng viên TTXVN, Bộ Công Thương khẳng định, việc dừng hưởng ưu đãi GSP sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên của khu vực EAEU.
Theo Bộ Công Thương, GSP là ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển hoặc các nước kém phát triển nhất. Việc dành ưu đãi này nhằm hỗ trợ, ưu đãi cho các mặt hàng mà nhóm các nước này quan tâm.
Do đó, nếu hàng hóa nhập khẩu từ các nước này nếu có Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A (C/O form A) chứng minh nguồn gốc xuất xứ từ các nước trong Danh sách các nước GSP sẽ được hưởng mức thuế suất nhập khẩu bằng 75% thuế suất trong Biểu thuế hải quan chung của EAEU tức là 75% của thuế áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN).
Lý giải thêm về tiêu chí được hưởng ưu đãi GSP của EAEU, Bộ Công Thương cho biết, theo Quyết định số 47 ngày 6/4/2016 của EAEU quy định về GSP (Quyết định số 47), các nước đang phát triển là các nước không được Ngân hàng Thế giới (WB) xếp vào nhóm các nước có thu nhập cao hoặc các nước có thu nhập trên trung bình. Nhưng một quốc gia đáp ứng tiêu chí trên vẫn có thể bị loại khỏi danh sách trong trường hợp cụ thể như: Thu nhập của quốc gia được WB xác định là cao hoặc trung bình trong vòng hai năm liên tiếp; tỷ trọng của nước này trong kim ngạch xuất khẩu thế giới đã đạt hoặc vượt quá 1% trong vòng hai năm liên tiếp theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngoài ra, các quốc gia ký kết hoặc đã có Hiệp định ưu đãi về thương mại với Liên minh sau ngày Quyết định số 47 có hiệu lực (6/4/2016) hoặc quốc gia có Hiệp định ưu đãi về thương mại với một hoặc các nước thành viên của EAEU theo khoản 1 Điều 102 của Hiệp ước EAEU và quốc gia đã được Liên Hợp quốc đưa vào danh sách các nước kém phát triển… Tuy nhiên, EAEU đã cho Việt Nam tiếp tục hưởng chế độ GSP thêm 5 năm sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN-EAEU FTA) có hiệu lực kể từ tháng 10/2016.Cũng theo Bộ Công Thương, mục đích của hệ thống GSP nhằm hỗ trợ nhóm các nước đang phát triển, kém phát triển. Do vậy, các mặt hàng được ưu đãi thuế quan hầu hết là những mặt hàng thế mạnh của nhóm các nước này, trong khi đó các mặt hàng này không phải là các mặt hàng thế mạnh của EAEU.
Các mặt hàng trên cũng là quan tâm chính của Việt Nam nên Việt Nam đã tập trung đàm phán, yêu cầu EAEU cắt giảm thuế quan ngay hoặc có lộ trình cắt giảm thuế. Vì thế, qua rà soát mức thuế các mặt hàng trong danh mục được hưởng ưu đãi GSP, tính từ 1/1/2022 thì hầu hết các mặt hàng đều có thuế suất trong VN-EAEU FTA thấp hơn thuế suất GPS của EAEU. Ngoài ra, còn một số mặt hàng phải chịu thuế MFN khi không có GSP như gạo chẳng hạn. Hàng năm Việt Nam được xuất khẩu 10.000 tấn gạo sang EAEU với thuế suất 0% theo hạn ngạch thuế quan hay sản phẩm từ rơm, thảm dệt tay hoặc trải sàn, các loại đá, một số bộ phận đồ nội thất, lược chải tóc. Tuy vậy, các mặt hàng này không phải là mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Đặc biệt, trong VN-EAEU FTA, thuế suất năm 2021 đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như nông sản gồm: thịt động vật, cá, rau củ, trái cây, cà phê... hầu hết đều đang được hưởng thuế suất 0%; trong khi thuế suất GSP của những mặt hàng này dao động từ 3,75-18,75%. Mặt khác, mặt hàng dệt may cũng thuộc các nhóm hàng xuất khẩu Việt Nam có thế mạnh và được hưởng thuế suất 0% theo hiệp định nhưng không nằm trong danh sách mặt hàng được hưởng ưu đãi GSP. Do đó, việc ngừng hưởng ưu đãi GSP sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á - Âu. Trước đó, ngày 5/3/2021, Hội đồng Ủy ban Kinh tế Á-Âu – Cơ quan hành pháp của EAEU đã ban hành Quyết định số 17 sửa đổi Quyết định số 130 ngày 21/11/2009, cập nhật lại danh sách các nước đang phát triển và kém phát triển được quyền hưởng ưu đãi theo GSP của Liên minh. Theo đó, 75 nước đang phát triển; trong đó có Việt Nam và hai nước kém phát triển sẽ ngừng được hưởng ưu đãi của hệ thống này từ ngày 12/10/2021./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ra công văn hỏa tốc về xuất khẩu nông sản qua biên giới
20:05' - 26/05/2021
Bộ Công Thương vừa ban hành công văn hỏa tốc về việc xuất khẩu nông sản qua biên giới nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương cam kết đồng hành cùng Bắc Giang tiêu thụ sản phẩm nông sản
15:25' - 25/05/2021
Bộ Công Thương cam kết đồng hành cùng Bắc Giang tiêu thụ nông sản để vượt qua giai đoạn khó khăn này cũng như kết nối cung ứng hàng hóa thiết yếu cho tỉnh trong mọi hoàn cảnh.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu sang EAEU
18:16' - 23/05/2021
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) vừa đưa ra khuyến cáo doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch xuất khẩu hàng hóa sang khu vực Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU).
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
VCCI và AmCham cùng lên tiếng đề nghị phía Mỹ hoãn chính sách thuế đối ứng
21:38' - 06/04/2025
Theo tin từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cơ quan này và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) vừa gửi thư kêu gọi Tổng thống Trump tạm hoãn áp thuế đối ứng.
-
DN cần biết
Hiệp định RCEP kết nối và thúc đẩy hợp tác thương mại
16:39' - 04/04/2025
RCEP là FTA lớn nhất thế giới xét về quy mô dân số với khoảng 2,3 tỷ người tiêu dùng (tương đương khoảng 30% dân số thế giới) quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu.
-
DN cần biết
Ngành công thương thực hiện loạt giải pháp thích ứng với biến động thị trường
16:29' - 04/04/2025
Nhằm hoàn thành nhiệm vụ do Chính phủ giao, ngành công thương chú trọng thị trường trong nước, đẩy nhanh tiến độ đàm phán các FTA mới và nâng cấp FTA đã có; lấy sản xuất công nghiệp làm trọng tâm.
-
DN cần biết
Chiến lược dài hạn và điều chỉnh sản phẩm để tiến sâu vào thị trường Halal
12:12' - 04/04/2025
Việt Nam có cơ hội lớn để tham gia vào thị trường thực phẩm Halal toàn cầu, trị giá 3 nghìn tỷ USD nhưng vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, với chưa đến 10% nhu cầu được thỏa mãn.
-
DN cần biết
5 nhóm hàng tạm "thoát" thuế quan của Mỹ
09:58' - 04/04/2025
Theo báo La Tribune của Pháp, một số sản phẩm chủ chốt không bị áp thuế vì được coi là thiết yếu đối với nền kinh tế Mỹ.
-
DN cần biết
Hà Nội thành lập Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ doanh nghiệp
20:53' - 03/04/2025
Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ doanh nghiệp có trụ sở tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất.
-
DN cần biết
Khởi xướng điều tra chống bán phá giá sợi Elastomeric Filament yarn từ Việt Nam
21:19' - 02/04/2025
Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric filament yarn có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
-
DN cần biết
Khánh Hòa khởi công xây dựng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng
21:09' - 02/04/2025
Chiều 2/4, tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lễ động thổ xây dựng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng nằm trong Khu kinh tế Vân Phong.
-
DN cần biết
Đề xuất đầu tư gần 30.000 tỷ đồng mở rộng nhà máy Alumin Nhân Cơ
17:14' - 02/04/2025
Dự án nhà máy alumin Nhân Cơ (hiện tại) là 1 trong 2 dự án thí điểm của ngành khai thác quặng bô xít để sản xuất alumin, tiến tới sản xuất nhôm trên cả nước.