Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
Chiều 30/11, với 92,48% số phiếu tán thành, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Cử tri Thủ đô phấn khởi cho rằng đây là quyết định mang tính lịch sử và mong muốn dự án sẽ hoàn thành đúng tiến độ.
*Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn Ông Phạm Lượng, Giám đốc Công ty Cổ phần VRO Thăng Long hy vọng với dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, trong tương lai không xa chúng ta sẽ được "ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn". Ôn Phạm Lượng bày tỏ, đường sắt tốc độ cao đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc...Một số nước đã thành lập liên danh với nước ngoài để nhận chuyển giao công nghệ đường sắt tốc độ cao, sau đó tự phát triển công nghệ của mình. Lào đã gây ngạc nhiên cho thế giới khi đưa vào sử dụng hệ thống tàu đường sắt tốc độ cao rất hiện đại, rút ngắn quãng đường từ Viêng Chăn tới biên giới Trung Quốc chỉ 3 tiếng thay vì 2 ngày như trước. Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình, giao thông vận tải phải đi trước mở đường kích hoạt “huyết mạch” nền kinh tế. Do đó Việt Nam cần có những quyết sách, hành động mạnh mẽ để phát triển giao thông vận tải, trong đó có đường sắt tốc độ cao. “Tôi mong muốn khi đường sắt tốc độ cao được triển khai đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, tính khả thi và nâng cao hiệu quả, tránh lãng phí”, ông Phạm Lượng nhấn mạnh. *Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ Theo Thạc sĩ Lê Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam vừa được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư thể hiện ý chí thống nhất, quyết tâm cụ thể hóa mục tiêu đột phá kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đặt ra. Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam xác định điểm đầu nằm tại ga Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, Hà Nội), điểm cuối là ga Thủ Thiêm (Thành phố Hồ Chí Minh). Điều Hà Nội phải làm trước tiên là khớp nối quy hoạch riêng với quy hoạch chung mạng lưới đường sắt; xây dựng quy hoạch chi tiết khu vực phát triển xung quanh ga Ngọc Hồi. Thành phố đã đưa các nội dung này vào Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô về cơ bản đã đồng bộ với quy hoạch vùng và mạng lưới đường sắt quốc gia để có cơ sở triển khai các quy hoạch chi tiết. Ông Lê Trung Hiếu đánh giá, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ tạo tăng trưởng đột phá cho kinh tế của cả nước, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, các tỉnh, thành phố mà tuyến đường đi qua và cả những tỉnh, thành phố lân cận cũng sẽ được hưởng lợi. Việc kết nối hành khách, hàng hóa sẽ mạnh mẽ, liên tục hơn, tạo nên những luồng lưu thông lớn, ổn định, nhanh chóng. Từ đó sản sinh ra lợi nhuận dịch vụ và điều kiện để phát triển đô thị cũng như công nghiệp, kích thích tăng trưởng GDP cho Hà Nội cũng như cả nước. Với tuyến đường sắt tốc độ cao, đặc biệt là vị thế điểm đầu, Hà Nội có rất nhiều lợi ích. Khu vực đô thị cửa ngõ phía Nam Thủ đô sẽ có cơ hội bứt phá nhanh, quan trọng hơn đây còn là cơ hội để Hà Nội cùng cả nước phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, tạo thêm nhiều việc làm, làm giàu cho xã hội. Đặc biệt, sau khi đưa đường sắt tốc độ cao vào khai thác sẽ tạo động lực phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển đột phá kinh tế - xã hội cả nước. Với Hà Nội, dự án sẽ là động lực để phát triển đô thị khu vực quanh nhà ga đường sắt cao tốc, là điều kiện để xây dựng mô hình đô thị gắn với giao thông công cộng giúp tối ưu hóa không gian và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc, các sản phẩm phục vụ logistics…Với quy mô lớn dự kiến 250 ha, đảm nhiệm điểm đầu cho cả ba loại hình đường sắt, nếu được đầu tư đúng hướng, bài bản, Tổ hợp ga Ngọc Hồi và đô thị cửa ngõ phía Nam Hà Nội sẽ trở thành một đô thị công nghiệp với hai thế mạnh nhất là logistics và công nghiệp phụ trợ.- Từ khóa :
- cao tốc bắc nam
- đường sắt cao tốc
- hà nội
- quốc hội
- đường sắt
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng
19:26' - 30/11/2024
Dự kiến tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dài hơn 390 km, gồm đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng dài hơn 46 km.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam
16:45' - 30/11/2024
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với 443/454 (chiếm 92,48%) đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội: "Bàn làm chứ không bàn lùi" dự án đường sắt tốc độ cao
19:10' - 20/11/2024
Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều quan trọng trong chính quyền địa phương 2 cấp là chuyển trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ
19:25'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp ở Đồng bằng sông Cửu Long được triển khai cơ bản tốt, triển khai chắc chắn, hoàn thiện dần và đi vào hoạt động ổn định.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thành phố Cần Thơ sẽ phát huy vai trò đầu tàu trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực
18:50'
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và khẳng định thành tựu phát triển kinh tế -xã hội của Cần Thơ góp phần vào thành tựu chung của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng phấn đấu thu ngân sách gần 47.258 tỷ đồng từ nay đến cuối năm
18:48'
Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2025, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng đạt 47.257,47 tỷ đồng; trong đó thu nội địa đạt 18.988,32 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu đạt 25.259,16 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động ra sao tới thị trường trong nước?
17:20'
Giới chuyên môn nhìn nhận xu hướng tăng thuế từ phía Mỹ không gây ra những lo ngại đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22'
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11'
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45'
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27'
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.