Duy trì Ủy ban Chứng khoán nhà nước thuộc Bộ Tài chính là phù hợp
Các đại biểu cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán các nước và khu vực đã tạo khoảng cách với thị trường chứng khoán của Việt Nam. Việc sửa đổi Luật Chứng khoán là rất cần thiết nhằm tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Theo nhiều đại biểu, sau hơn 10 năm triển khai Luật, Việt Nam tăng cả về số công ty niêm yết và số vốn huy động, cho thấy thị trường chứng khoán đã ổn định, quy mô thị trường đủ lớn. Một số ý kiến cho rằng, trong tương lai, pháp luật chứng khoán đầy đủ hơn, quy mô vốn còn lớn hơn nữa; đã đến lúc phải tách chức năng quản lý nhà nước về tài chính ra khỏi tổ chức dịch vụ, tổ chức trung gian tài chính, để đạt mục tiêu, sứ mệnh của thị trường chứng khoán, là kênh quyết định huy động vốn trung, dài hạn cho cả nền kinh tế, không chỉ dừng lại ở mức 71,6% GDP như hiện nay.Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) đề nghị giữ nguyên Ủy ban chứng khoán như quy định hiện hành. Theo đại biểu, Nghị quyết số 18 đã nhấn mạnh việc sắp xếp lại bộ máy không được làm tăng thêm đầu mối, tăng thêm biên chế; trường hợp đặc biệt cần tăng thêm đầu mối, phải có ý kiến của Bộ Chính trị.
Bên cạnh đó, tại Kỳ họp này, Quốc hội đang cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương. Một quan điểm xuyên suốt là không làm tăng thêm biên chế, tăng bộ máy. "Nếu tách Ủy ban chứng khoán thành cơ quan độc lập, đồng nghĩa với việc sẽ tăng thêm đầu mối, tăng thêm biên chế và đương nhiên sẽ tăng chi ngân sách cho bộ máy", đại biểu nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm, đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) cho rằng, về việc chuyển Ủy ban Chứng khoán Nhà nước từ Bộ Tài chính thành cơ quan thuộc Chính phủ là vấn đề cần cân nhắc và đánh giá kỹ tác động. Theo đại biểu, Ủy ban Chứng khoán là cơ quan trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ nhà đầu tư, đảm bảo thị trường công bằng, hiệu quả và minh bạch, giảm rủi ro hệ thống. Để hoạt động hiệu quả, Ủy ban Chứng khoán phải độc lập trong việc thực thi các chức năng và quyền hạn của mình; có trách nhiệm rõ ràng, đủ thẩm quyền, năng lực để thực hiện nhiệm vụ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ủy ban Chứng khoán là thực hiện các quy định về quản lý chứng khoán, thị trường chứng khoán, phối hợp với các tổ chức liên quan để điều hành, giám sát thị trường chứng khoán; kiểm soát, giám sát các hoạt động trên thị trường như đăng ký, lưu ký chứng khoán; giám sát các công ty niêm yết; phát hiện, xử lý gian lận trong kinh doanh chứng khoán; quản lý, giám sát các tổ chức tự quản; thanh tra các tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật… Đại biểu cho rằng, Ủy ban Chứng khoán trực thuộc cơ quan nào không phải là vấn đề cốt lõi mà quan trọng phải đảm bảo tính độc lập và quy định rõ trách nhiệm, trao đủ thẩm quyền, nguồn lực để cơ quan này có đủ năng lực quản lý, giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán. Đại biểu tỉnh Phú Thọ phân tích, mặc dù quy mô thị trường còn nhỏ, chưa thực hiện đầy đủ vai trò huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp, vẫn tồn tại sự mất cân đối giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, nhưng sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực.Nếu giai đoạn 2000-2005, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt mức trên dưới 1% GDP, đến 2018 đạt 71,9% GDP. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, với mô hình như hiện nay, Ủy ban chứng khoán trong những năm qua hoạt động đã có mức tăng trưởng đáng kể. Kết thúc năm 2018, quy mô thị trường vốn hóa cổ phiếu đã đạt mức 71,9%, tăng 1.680 lần so với năm 2002.
"Số liệu và tình hình của thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy, mô hình trực thuộc Bộ Tài chính không gây ách tắc cho sự phát triển, chưa cản trở sự tăng trưởng tích cực của thị trường chứng khoán", đại biểu nhấn mạnh. Từ phân tích trên cho thấy, việc đưa Ủy ban Chứng khoán thành cơ quan thuộc Chính phủ cần hết sức cân nhắc vì sẽ gây xáo trộn, mất thời gian sắp xếp lại tổ chức nhân sự và có thể gây tác động đến thị trường chứng khoán trong khi thị trường đang phát triển bình thường và đạt kết quả tích cực. Nhiều đại biểu cho rằng, xét về quy định của pháp luật hiện hành cũng như dự thảo luật cơ bản đã đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tính độc lập của Ủy ban chứng khoán. Nếu giữ như mô hình hiện nay của Bộ Tài chính sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đồng thời cũng đảm bảo tính nhất quán trong việc thực thi các chính sách tài khóa. Các đại biểu nhấn mạnh, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, vấn đề quan trọng là yếu tố con người, chất lượng bộ máy, tính chuyên nghiệp và khả năng thực hiện nhiệm vụ. Đó mới là yếu tố quyết định để nâng cao hiệu quả thực sự của một bộ máy. Giải trình về nội dung các đại biểu nêu ý kiến, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, mô hình Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính là kế thừa những kết quả đạt được của Luật Chứng khoán năm 2006, Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung năm 2010; phù hợp với điều kiện của Việt Nam và các nghị quyết của Đảng, Quốc hội về cải cách bộ máy hành chính nhà nước. Theo Bộ trưởng, từ năm 2004, khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về Bộ Tài chính, ngành Chứng khoán đã phát huy được những kết quả vượt trội dưới sự lãnh đạo của Chính phủ và các cấp, các ngành. Cụ thể, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội ban hành hai văn bản Luật Chứng khoán 2006 và 2010, 14 nghị định của Chính phủ, 6 quyết định của Thủ tướng, 78 thông tư để tạo khung khổ pháp lý tương đối hoàn chính cho thị trường chứng khoán hoạt động và phát triển như thời gian qua. Thị trường chứng khoán đã từng bước hoàn chỉnh về cấu trúc, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế và thông lệ quốc tế. Đến nay, thị trường chứng khoán đã bao gồm đầy đủ các thị trường cổ phiếu, trái phiếu chính phủ và thị trường chứng khoán phái sinh, trái phiếu doanh nghiệp... Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tiếp thu các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật lần này cũng đã bổ sung thêm 3 thẩm quyền rất quan trọng đó là: Quyền được tiếp cận thông tin trong công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát thị trường; Quyền chủ động áp dụng các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, các giải pháp bảo vệ an ninh, an toàn cho thị trường chứng khoán khi xử lý các sự cố, biến động bất thường trên thị trường chứng khoán; Quyền báo cáo trực tiếp các cấp có thẩm quyền về tình hình thị trường chứng khoán. Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, việc tái cơ cấu doanh nghiệp, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển đang là nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, phát triển thị trường chứng khoán cần phải gắn liền với điều hành chính sách tài khóa; phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, việc tiếp tục duy trì Ủy ban Chứng khoán nhà nước thuộc Bộ Tài chính là phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước, phù hợp với yêu cầu một bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực theo tinh thần của Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 56/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả, và cũng phù hợp với khuyến nghị của Hiệp hội Chứng khoán Quốc tế về tính độc lập trong thực thi nhiệm vụ. "Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) trình Quốc hội đã quy định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán. Tuy nhiên, qua ý kiến của các đại biểu Quốc hội, chúng tôi sẽ cùng với cơ quan thẩm tra tiếp tục rà soát, bổ sung theo hướng càng cụ thể càng tốt", Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh./. Xem thêm:Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Biểu quyết ba Luật và thảo luận hai dự án Luật
07:40' - 13/06/2019
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp 7, sáng 13/6, Quốc hội biểu quyết Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật Đầu tư công (sửa đổi) và thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Chủ động trước ảnh hưởng cuộc chiến thương mại toàn cầu
18:47' - 12/06/2019
Bên lề Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV, phóng viên TTXVN đã ghi nhận một số ý kiến của các đại biểu bình luận và đánh giá về những tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung với doanh nghiệp Việt.
-
Kinh tế & Xã hội
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV : Đề xuất sử dụng hộ chiếu điện tử
13:22' - 12/06/2019
Sáng 12/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay, Quốc hội thảo luận dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi)
08:20' - 12/06/2019
Dự thảo Bộ luật trình Quốc hội xin ý kiến tập trung vào những vấn đề còn ý kiến khác nhau, như: việc mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm giờ tối đa; các phương án điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Biến cam kết thành hành động
13:38' - 11/06/2019
Chất vấn và trả lời chất vấn là hoạt động giám sát của Quốc hội, được cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25'
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21'
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.