EABC 2021: Hội nhập và kết nối số Đông Á vì tương lai bền vững và kiên cường
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), kết thúc nhiệm kỳ năm 2020 với vai trò Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Đông Á (EABC), Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc vừa chuyển giao vai trò Chủ tịch EABC cho ông Hakhee Jo (Hàn Quốc) để chủ trì các cuộc họp nhằm định hướng và đưa ra các ưu tiên của EABC trong năm 2021.
Theo đó, EABC 2021 có chủ đề “Hội nhập và kết nối số Đông Á vì tương lai bền vững và kiên cường” và các ưu tiên hoạt động của Hội đồng sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực gồm: Thúc đẩy quá trình phục hồi sau dịch COVID-19 theo hướng phát triển thương mại toàn diện, kết nối kỹ thuật số để tăng trưởng kinh tế bền vững cho Đông Á; Đẩy mạnh Hiệp định RCEP như một công cụ phục hồi kinh tế của Đông Á chống lại dịch bệnh. Đồng thời, đảm bảo chuỗi cung ứng và tạo điều kiện cho kết nối kinh doanh xuyên biên giới trong thời kỳ dịch COVID-19. Dự kiến trong thời gian tới, Hội đồng EABC sẽ tổ chức 3 kỳ họp Hội đồng và những cuộc họp của các nhóm làm việc chuyên trách để chuẩn bị cho các Hội nghị đối thoại giữa EABC với quan chức cấp cao ASEAN + 3 (SEOM + 3), Bộ trưởng Kinh tế ASEAN + 3 (AEM + 3). Đặc biệt, Hội đồng sẽ xây dựng báo cáo về các khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực để gửi tới lãnh đạo ASEAN + 3 tại Hội nghị Đối thoại giữa EABC và lãnh đạo ASEAN + 3. Theo kế hoạch, sự kiện dự kiến diễn ra vào tháng 11/2021 tại Brunei Darussalam. Đánh giá những kết quả đạt được của Hội đồng trong năm 2020, ông Vũ Tiến Lộc nhận định, đây là năm đầy khó khăn và thách thức khi dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường và gây trở ngại cho nền kinh tế thế giới.Tuy nhiên, EABC vẫn thực hiện tốt công việc và đạt được nhiều thành tựu, nhất là nhóm làm việc chuyên trách về RCEP đã hợp tác chặt chẽ để nghiên cứu và đưa ra những đóng góp vào báo cáo của Hội đồng về sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp với việc ký kết RCEP.
Nhờ vậy, Hiệp định RCEP đã được ký kết tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và là Hệp định thương mại tự do lớn nhất của ASEAN với thị trường 2.2 tỷ dân và quy mô 26.2 nghìn tỷ USD, tương đương với 30% GDP thế giới; đồng thời, góp phần mở đường cho sự phục hồi kinh tế trong thời gian tới. Bên cạnh đó, EABC đã có cuộc đối thoại với lãnh đạo ASEAN + 3 và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN + 3. Tại Hội nghị Đối thoại, các nhà lãnh đạo đã hoan nghênh và ủng hộ các hoạt động của EABC nhằm phát triển kinh tế khu vực trong bối cảnh dịch COVID-19 và ghi nhận những đóng góp của EABC trong việc thúc đẩy RCEP./.>>Ra mắt Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam - châu Âu
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Báo cáo “Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam năm 2020"
14:30' - 12/01/2021
Chất lượng xây dựng thể chế và chất lượng quy định pháp luật đã và đang dần được nâng lên một bước, với nội dung thiết thực và dễ thực thi hơn cho dù không cần ban hành thêm nhiều thông tư ở cấp bộ.
-
Thời sự
Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ không có nghĩa là thao túng
15:46' - 29/12/2020
Việt Nam điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và điều hành tỷ giá, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31'
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46'
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09' - 03/07/2025
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34' - 03/07/2025
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.