EC đề xuất hoãn quy định về giới hạn thâm hụt ngân sách
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang tác động tiêu cực nền kinh tế, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất tiếp tục tạm hoãn quy định hạn chế chính phủ các nước thành viên chi tiêu công quá tay cho đến hết năm 2022.
EC đã đình chỉ các quy định trên cách đây một năm, thời điểm Liên minh châu Âu (EU) rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2. Điều này cho phép các nước sử dụng ngân sách để giải cứu nền kinh tế và giúp các công ty vượt qua đại dịch.
Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis cho rằng dựa trên các dự báo hiện nay, EU nên tiếp tục việc đình chỉ các quy định cho đến năm 2022 và kích hoạt trở lại vào năm 2023, khi kinh tế các nước có thể trở về như trước khi khủng hoảng y tế bùng phát.
Đề xuất trên cần được các nước thành viên EU thông qua. Nhiều khả năng EC sẽ đối mặt với các chất vấn của một số nước thành viên như Hà Lan, Đan Mạch vốn quan ngại về vấn đề duy trì mạnh tay chi tiêu hơn cần thiết.
Trong khi đó, Ủy viên phụ trách vấn đề kinh tế của EU Paolo Gentiloni cho rằng đại dịch COVID-19 đang tác động xấu đến kinh tế. Do đó, chính sách hỗ trợ tài chính vẫn cần được duy trì cho đến năm 2022.
Hiệp ước Ổn định và tăng trưởng quy định các nước thành viên EU phải giới hạn thâm hụt ngân sách ở mức 3% của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và nợ công ở mức 60% GDP. Những nước vi phạm quy định này sẽ đối mặt với các án phạt, song cho đến nay vẫn chưa chính phủ nào phải chịu lệnh trừng phạt.
Italy là một ví dụ điển hình khi có nợ công lên tới 155,6% GDP. Thay vào đó, mục đích của hiệp ước trên là nhằm trao thêm quyền cho EC và các nước thành viên để giúp họ thận trọng hơn trong việc chi tiêu ngân sách. Bên cạnh đó, EC cũng đề xuất một số cải cách cần thiết để các nước thành viên nhận được sự đồng thuận của EU./.
>>>ECB muốn tung ra "đồng euro kỹ thuật số của ngân hàng trung ương"
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Anh sẽ phát hành trái phiếu xanh trị giá 15 tỷ bảng lớn nhất châu Âu
08:19' - 04/03/2021
Chính phủ Anh ngày 3/3 đã công bố kế hoạch cho một trong những chương trình phát hành trái phiếu xanh lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia kinh tế châu Âu đánh giá về xu hướng phát triển của đồng bitcoin
05:30' - 04/03/2021
Theo một nhà kinh tế trưởng phụ trách nghiên cứu kinh tế vĩ mô của ngân hàng Đan Mạch Saxo-Bank, sự tăng giá của đồng bitcoin trong thời gian qua trước hết là theo chu kỳ tăng trưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất trong năm 2021
22:03' - 19/04/2021
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021.
-
Tài chính
Phân bổ SDR: Điều hiếm khi xảy ra của kinh tế toàn cầu
06:30' - 19/04/2021
IMF và LHQ đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nợ từ thị trường mới nổi, khi kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi sau đại dịch và tỷ lệ lãi suất tăng lên.
-
Tài chính
Đầu tư mạo hiểm tại Hàn Quốc đạt kỷ lục
22:23' - 18/04/2021
Theo Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB), số tiền đầu tư vào các công ty khởi nghiệp của Hàn Quốc chạm mức cao kỷ lục 3,85 tỷ USD trong năm 2020.
-
Tài chính
Colombia lên kế hoạch tăng thuế để hỗ trợ nhóm tổn thương do COVID-19
09:06' - 18/04/2021
Theo Bộ Tài chính Colombia, chương trình cải cách thuế bao gồm việc tăng thuế thu nhập cá nhân từ 4% lên 18% đối với những người có thu nhập trên 700 USD.
-
Tài chính
Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ
11:53' - 17/04/2021
Ngày 17/4. Ngân hàng Nhà nước cho biết, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành Báo cáo về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ".
-
Tài chính
1.000 tỷ bảng Anh đã đi theo cuộc "ly hôn" Brexit
09:02' - 17/04/2021
Các ngân hàng và công ty bảo hiểm ở Anh đã chuyển 1.000 tỷ bảng Anh (1.200 tỷ euro hay 1.400 tỷ USD) ra khỏi Anh đến các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).
-
Tài chính
OECD đề xuất Brazil thống nhất các loại thuế tiêu dùng thành một
09:08' - 16/04/2021
Báo cáo của OECD đề xuất Brazil giảm bớt các rào cản thương mại, cải thiện môi trường kinh doanh, thống nhất các loại thuế tiêu dùng thành một loại thuế giá trị gia tăng duy nhất.
-
Tài chính
Giải ngân vốn đầu tư công vẫn điệp khúc chậm
16:23' - 15/04/2021
Giải ngân vốn đầu tư công được xác định là phần quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2021, tuy nhiên tốc độ giải ngân nguồn vốn này trong những tháng đầu năm vẫn còn chậm.
-
Tài chính
Barclays ước tính kinh tế Ấn Độ mất 1,25 tỷ USD/tuần vì phong tỏa
07:28' - 15/04/2021
Theo Barclays, nếu các biện pháp hạn chế hiện tại vẫn được áp dụng cho đến cuối tháng Năm, thiệt hại lũy kế của hoạt động kinh tế và thương mại có thể vào khoảng 10,5 tỷ USD.