EC đề xuất siết kiểm soát biên giới và đẩy nhanh trục xuất người nhập cư trái phép
Trong kế hoạch cải cách di cư mang tên "Hiệp ước mới về Di cư và Cư trú" được mong đợi khá lâu, EC đề xuất các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nếu không tự nguyện đón nhận thêm người di cư có thể hỗ trợ tiền để đưa họ về nước.
Biện pháp này được cho là giúp giảm sức ép cho Italy và Hy Lạp - hai "cửa ngõ" chính mà người di cư từ châu Phi tìm cách vào châu Âu.
Phát biểu công bố kế hoạch trên, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết: "Chúng tôi muốn nâng cao các giá trị của mình, đồng thời đối mặt với các thách thức của thế giới toàn cầu hóa".
Bà cảnh báo hệ thống cũ hiện "không còn hoạt động nữa", đồng thời khẳng định kế hoạch mới sẽ tạo ra cơ chế để trục xuất những người nhập cư không được cấp quy chế tị nạn.
Về phần mình, Uỷ viên châu Âu phụ trách các vấn đề nội địa Ylva Johansson cũng cho biết kế hoạch trên sẽ giúp EU "hiệu quả hơn" trong việc trục xuất người nhập cư trái phép.
Theo đề xuất trên, các quốc gia ở khu vực biên giới ngoài của EU đang chịu sức ép quá tải người tị nạn, như Italy và Malta, có thể đề nghị kích hoạt một "cơ chế đoàn kết bắt buộc".
Khi đó, tất cả các nước còn lại phải đóng góp tài chính để hỗ trợ việc trục xuất tùy theo khả năng kinh tế và quy mô dân số từng nước. Tuy nhiên, các nước này có thể chọn giữa việc chấp nhận người xin tị nạn hay "tài trợ" cho những người này về nước.
Tuy nhiên, kế hoạch trên đã khiến các nhà hoạt động vì quyền của người di cư, cũng như các tổ chức tị nạn thất vọng. Bên cạnh đó, nhiều khả năng kế hoạch này sẽ phải đối mặt với sự phản đối của nhiều nước thành viên vốn không chấp nhận người tị nạn trên lãnh thổ nước mình.
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cho biết hạn ngạch bắt buộc tiếp nhận người di cư "sẽ không hiệu quả". Ba Lan, Hungary, CH Séc và Slovakia cũng phản đối ý tưởng "phân bổ bắt buộc". Dự kiến, Thủ tướng các nước này sẽ đến Brussels để gặp bà von der Leyen trong ngày 24/9.
Đề xuất của EC được đưa ra sau các vụ hỏa hoạn thiêu rụi các trại tị nạn trên đảo Lesbos của Hy Lạp, đẩy hàng nghìn người tị nạn vào “cảnh màn trời chiếu đất”, buộc EU một lần nữa phải trở lại với vấn đề chính sách nhập cư.
Kể từ khi xảy ra khủng hoảng người di cư năm 2015, số người nhập cư trái phép vào EU đã giảm còn 140.000/năm, nhưng các nước thành viên EU vẫn chia rẽ sâu sắc về vấn đề này./.
>>Những ưu tiên trong hệ thống nhập cư mới của Anh
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tòa án Mỹ bác bỏ sắc lệnh loại người nhập cư bất hợp pháp trong thống kê dân số
11:48' - 11/09/2020
Ngày 10/9, một tòa án liên bang tại New York (Mỹ) đã ra phán quyết bác bỏ sắc lệnh mới đây của Tổng thống Donald Trump liên quan đến những người nhập cư bất hợp pháp.
-
Tài chính & Ngân hàng
Australia hỗ trợ hàng tỷ AUD giúp người nhập cư học tiếng Anh
09:01' - 29/08/2020
Australia tiếp tục mở rộng quy mô và thời gian của Chương trình đào tạo tiếng Anh dành cho người nhập cư Australia trị giá hàng tỷ AUD để giảm thiểu rào cản ngôn ngữ trong hoà nhập cộng đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27'
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.