EC đồng ý kế hoạch hỗ trợ các công ty tiêu thụ nhiều năng lượng của Đức
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 19/8 đã "bật đèn xanh" cho kế hoạch trị giá 27,5 tỷ euro (27,6 tỷ USD) của Đức nhằm hỗ trợ các công ty dùng nhiều năng lượng của nước này, vốn đang đối mặt với chi phí cao hơn vì phải mua chứng chỉ phát thải theo Hệ thống Thương mại khí thải của Liên minh châu Âu (EU).
Ngoài Đức, EC cũng đã bật đèn xanh cho các chương trình tương tự với quy mô nhỏ hơn của Hà Lan và Phần Lan.
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn truyền thông Đức cho biết, bà Margrethe Vestager - Uỷ viên phụ trách vấn đề cạnh tranh của EU cho hay chương trình trị giá 27,5 tỷ euro trên sẽ giúp các công ty Đức giảm nguy cơ phải chuyển sản xuất sang các nước nằm ngoài khối EU - nơi có các biện pháp bảo vệ khí hậu ít tham vọng hơn. Khoản tiền này sẽ bù đắp cho giá điện cao hơn mà các công ty phải chi trả theo hệ thống buôn bán khí thải của EU. Theo quy định của Đức, các công ty sử dụng nhiều năng lượng đủ điều kiện được hỗ trợ sẽ được hoàn một phần chi phí phát sinh từ năm 2021 đến năm 2030.Số tiền hỗ trợ tối đa trong hầu hết trường hợp sẽ bằng 75% "chi phí phát thải gián tiếp" phát sinh hoặc là một phần của hóa đơn tiền điện tăng cao do các công ty phải chi trả nhiều hơn cho khí phát thải.
Theo quy định của EU, các công ty sản xuất da, kim loại hoặc giấy đủ điều kiện để được hỗ trợ. Tuy nhiên, việc hỗ trợ cũng đi kèm một số điều kiện khác, chẳng hạn các công ty phải đầu tư vào những biện pháp tiết kiệm năng lượng hoặc khử carbon. Những biện pháp này có thể bao gồm việc tăng tiết kiệm năng lượng, hoặc đảm bảo tối thiểu 30% lượng điện tiêu thụ lấy từ các nguồn năng lượng tái tạo. Ngoài ra, các công ty từ năm 2023 phải đầu tư thêm để ít nhất 50% số tiền hỗ trợ hướng tới việc thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, hoặc để khử carbon trong quá trình sản xuất. Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng phàn nàn rằng việc họ phải chi trả cho lượng khí phát thải thông qua Hệ thống Thương mại khí thải EU (ETS) - công cụ chính để thực thi chính sách khí hậu của khối, khiến họ gặp bất lợi so với các ngành ngoài EU. Cuộc chiến ở Ukraine (U-crai-na) đã khiến giá năng lượng tăng cao, thậm chí trong một số trường hợp các công ty buộc phải chuyển sang sử dụng than đá vốn thải nhiều carbon hơn. Đức vốn phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga và cũng là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng năng lượng./.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Đức có thể triển khai gói chống lạm phát trị giá hàng tỷ USD
13:32' - 19/08/2022
Theo Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner, nước này có thể triển khai thêm một gói hỗ trợ trị giá hàng tỷ USD để chống lạm phát mà không ảnh hưởng đến chính sách “phanh nợ”.
-
Tài chính
Đức sẵn sàng chi thêm hàng tỷ USD để kiềm chế lạm phát
10:40' - 19/08/2022
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết nước này có thể triển khai thêm một gói hỗ trợ trị giá hàng tỷ USD để chống lạm phát.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàng nghìn người phải sơ tán vì phát hiện bom ở Berlin, Đức
09:55' - 19/08/2022
Trong khi thi công tại một công trình xây dựng thuộc quận Friedrichshain-Kreuzberg ở Berlin, các công nhân đã phát hiện trong lòng đất một quả bom còn sót lại từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
-
Hàng hoá
Đức giảm mạnh thuế VAT khí đốt cho người tiêu dùng
20:48' - 18/08/2022
Thủ tướng Scholz ra thông báo nêu rõ Chính phủ Đức có kế hoạch giảm thuế VAT đối với khí đốt tự nhiên trong khoảng thời gian giới hạn từ mức 19% hiện nay xuống còn 7%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng
16:51'
Sáng 2/12, sau lễ đón chính thức tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg Economics: Thị trường việc làm của Mỹ có thể phục hồi
16:18'
Số việc làm tại Mỹ có thể gia tăng trong tháng 11/2024, sau khi các cơn bão lớn và cuộc đình công kéo dài ảnh hưởng đến tăng trưởng việc làm tháng trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp tục hạn chế xuất khẩu với chip Trung Quốc
15:09'
Mỹ có kế hoạch áp lệnh trừng phạt lớn thứ ba đối với ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc, hạn chế xuất khẩu cho 140 công ty, trong đó có Naura Technology Group, Piotech và SiCarrier Technology.
-
Kinh tế Thế giới
Dự đoán của Bloomberg về kịch bản thuế quan của ông Trump
15:09'
Trong kịch bản của mình, Bloomberg Economics dự đoán sẽ có ba đợt tăng thuế quan, bắt đầu từ mùa Hè năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Na Uy đình chỉ khai khoáng biển sâu
14:00'
Na Uy đã đình chỉ các kế hoạch cấp giấy phép khai thác khoáng sản dưới biển sâu vào năm tới, do vấp phải sự phản đối của các nhóm môi trường và tổ chức quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố các lựa chọn nhân sự về chính trị-an ninh
08:14'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong các ngày 30/11 và 1/12, Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố lựa chọn nhân sự cho các vị trí phụ trách chính trị, an ninh trong chính quyền mới.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Singapore
21:17' - 01/12/2024
Chiều 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện và đại diện cộng đồng người Việt Nam ở Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Điện hạt nhân: Động lực thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh của Trung Quốc
16:28' - 01/12/2024
Điện hạt nhân là ngành công nghiệp chiến lược công nghệ cao ít carbon, sạch. Việc phát triển năng lượng hạt nhân đã trở thành lựa chọn chung của nhiều nước nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
PMI sản xuất tháng 11/2024 của Trung Quốc lập mức cao mới
14:27' - 01/12/2024
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Trung Quốc trong tháng 11/2024 vẫn bùng nổ tháng thứ hai liên tiếp, lập mức cao mới trong 7 tháng.