ECB có thể tăng lãi suất thêm 2 lần từ nay tới cuối năm
Ngày 28/9, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết thể chế tài chính này trong hai cuộc họp vào tháng 10 và tháng 12 tới, cần tăng lãi suất mỗi lần thêm 75 điểm cơ bản để kiềm chế lạm phát.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Thống đốc Ngân hàng trung ương Slovakia Peter Kazimir nêu rõ: "Tôi phải nói rằng 75 điểm cơ bản là 'ứng cử viên tốt' cho (việc tăng lãi suất lần tới) nhằm duy trì tốc độ siết chặt chính sách, song cũng cần phải chờ các số liệu mới".Ông nhấn mạnh, ECB cần phải mạnh mẽ (trong việc tăng lãi suất) bất kể nguy cơ suy thoái.
Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng trung ương Phần Lan, Olli Rehn cho rằng việc tăng 75 điểm cơ bản có thể là một trong số những lựa chọn của ECB. Còn Thống đốc Ngân hàng trung ương Áo Robert Holzmann cũng ủng hộ mức tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong cuộc họp tới của ECB vì cho rằng nếu tăng 100 điểm cơ bản có thể bị coi là quá nhiều.
Các thị trường dự báo ECB sẽ tăng 0,75 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi, lên tới 2% vào cuối năm nay và lên tới khoảng 3% vào mùa Xuân năm 2023. Dự báo, lạm phát trong EU sẽ vẫn ở mức cao hơn so với mục tiêu lãi suất mà ECB đề ra cho đến năm 2024 là 2%.
Theo Chủ tịch ECB Christine Lagarde, ngân hàng sẽ tăng thêm lãi suất ở mức "trung lập", tức là không kích thích cũng như không làm chậm đà tăng trưởng kinh tế.
Phát biểu tại cuộc họp báo, bà Lagarde nêu rõ: "Chúng ta phải trở về mức lạm phát 2% trong trung hạn, chúng ta sẽ làm những gì phải làm, tức là sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong vài cuộc họp tới".
Trong hai cuộc họp trước, ECB đã tăng lãi suất thêm tổng cộng 125 điểm cơ bản, tốc độ siết chặt chính sách tiền tệ mạnh nhất. Tuy nhiên, lạm phát trong khu vực này sẽ phải mất hàng tháng mới giảm từ mức đỉnh hiện nay. Điều này cho thấy khả năng ECB sẽ phải siết chặt chính sách tiền tệ hơn./.
>>>ECB quyết ngăn chặn lạm phát cao “bắt rễ” trong nền kinh tế
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu “đốt” hàng tỷ USD vào cuộc khủng hoảng năng lượng
20:44' - 22/09/2022
Tính từ cuối tháng 2/2022 tới nay, chính phủ các nước châu Âu đã chi hàng trăm tỷ euro thông qua một loạt biện pháp nhằm làm dịu bớt tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu mở rộng "hầu bao" chống lạm phát như thế nào?
05:30' - 18/09/2022
Có vẻ như câu nói "làm bất cứ điều gì cần thiết" mà các lãnh đạo chính trị châu Âu nhắc tới nhắc lui trong giai đoạn căng thẳng nhất của đại dịch COVID-19 hiện nay vẫn có giá trị.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Tiền số “lên đời” sau khi Mỹ thông qua loạt luật mới
07:59'
Các nhà phân tích tại công ty quản lý tài sản tư nhân Bernstein thậm chí còn dự báo Bitcoin có thể đạt 200.000 USD vào cuối năm nay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Sàn tiền ảo Hàn Quốc lao đao vì vốn rút sang chứng khoán nội địa
08:59' - 20/07/2025
Mặc dù Bitcoin liên tục tăng lên các mức cao kỷ lục mới trong thời gian gần đây nhưng nhìn chung sự quan tâm của những nhà đầu tư vẫn còn khá yếu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các ngân hàng lớn lạc quan hơn về triển vọng lợi nhuận
08:02' - 19/07/2025
Chỉ sau một quý, tình hình của các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã có sự khác biệt lớn, từ một bầu không khí ảm đạm bao trùm đã được thay thế bằng sự lạc quan thận trọng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật cắt giảm 9 tỷ USD ngân sách công và viện trợ nước ngoài
12:38' - 18/07/2025
Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát đã chính thức thông qua dự luật cắt giảm khoảng 9 tỷ USD từ ngân sách dành cho phát thanh công cộng và viện trợ nước ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín hiệu mới từ báo cáo của Fed
08:15' - 17/07/2025
Theo báo cáo Sách Be (Beige Book) được Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố ngày 16/7, hoạt động kinh tế tại Mỹ đã tăng nhẹ trong khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trái phiếu châu Á đứt mạch hút vốn ngoại
08:00' - 17/07/2025
Tại Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Hàn Quốc, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng khoảng 2,11 tỷ USD trái phiếu nội địa trong tháng 6/2025 – đánh dấu tháng bán ròng đầu tiên kể từ tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ phòng giao dịch đến dữ liệu số: Ngân hàng cần người “hai trong một”
16:58' - 16/07/2025
Trên 90% giao dịch của khách hàng thực hiện qua kênh số. Các quy trình nghiệp vụ được tự động hóa, nhân lực từ chỗ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng giờ phải chuyển mình để hiểu và ứng dụng công nghệ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dư nợ tín dụng vùng Đông Nam Bộ chiếm hơn 30% quy mô toàn ngành
09:11' - 16/07/2025
Với dư nợ tín dụng chiếm hơn 30% quy mô toàn ngành, các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai sau hợp nhất dự kiến sẽ có nhiều dư địa tăng trưởng hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mastercard: Stablecoin chưa thể trở thành công cụ thanh toán phổ thông
13:41' - 15/07/2025
Bất chấp những lời tung hô, stablecoin vẫn còn rất xa có thể trở thành công cụ thanh toán phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đó là nhận định của ông Jorn Lambert, Giám đốc sản phẩm của Mastercard.