Châu Âu mở rộng "hầu bao" chống lạm phát như thế nào?
Báo Les Echos mới đây cho biết trong năm nay, các nước thuộc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) có thể phải chi khoảng 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho việc hỗ trợ sức mua của các hộ gia đình trong bối cảnh giá cả tăng vọt.
Trong khi đó, giá năng lượng tăng cao có thể khiến kinh tế châu Âu hao hụt 3% GDP mỗi năm.
Có vẻ như câu nói "làm bất cứ điều gì cần thiết" mà các lãnh đạo chính trị châu Âu nhắc tới nhắc lui trong giai đoạn căng thẳng nhất của đại dịch COVID-19 hiện nay vẫn có giá trị.Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine và những ảnh hưởng đến giá năng lượng cùng tình trạng lạm phát đang buộc các chính phủ châu Âu ngày càng phải tăng cường hỗ trợ sức mua cho người dân của đất nước mình.
Chính phủ Pháp đã phải đề ra hàng loạt biện pháp, bao gồm trợ cấp, áp trần đối với giá điện và khí đốt, giảm giá nhiên liệu và các hỗ trợ khác đối với người dân và doanh nghiệp, với tổng giá trị lên tới 40 tỷ euro (40 tỷ USD) trong năm nay.Trong khi đó, cuối tuần trước, Chính phủ Đức đề ra một kế hoạch hỗ trợ tổng thể lên tới 65 tỷ euro.
Các nhà kinh tế của tập đoàn ngân hàng Pictet (Pictet Group) chuyên về quản lý tài sản và tích sản có trụ sở tại Thụy Sỹ đã tính toán rằng tại khu vực đồng euro, trung bình các nước thành viên chi 2% GDP để trợ cấp các hộ gia đình trong năm nay, tương đương khoảng gần 300 tỷ euro.Trong số các nền kinh tế lớn ở châu Âu, Đức dẫn đầu với tổng mức chi dự kiến hơn 2,5% GDP một chút, tiếp theo là Pháp với khoảng 2%.
Italy cũng không "thua kém" với các biện pháp hỗ trợ chiếm gần 2% GDP. Không phải mọi khoản chi đều tỷ lệ thuận với sự gia tăng nợ công bởi kế hoạch của Italy được lấy một phần từ việc tăng thuế đối với các công ty năng lượng.Nhưng nhìn chung, theo nhận định của Patrick Artus, giám đốc nghiên cứu kinh tế tại Natixis (một tổ chức tài chính tại Pháp), "thâm hụt tài chính công tại khu vực đồng euro năm 2022 hiển nhiên sẽ cao hơn so với năm 2021 và điều này cho thấy chính sách ngân sách tại đây vẫn tiếp tục quá đà". Khoản thâm hụt này sẽ chiếm 5% GDP của khu vực đồng euro trong năm nay.
Cần biết rằng hóa đơn năng lượng của cả châu Âu đã tăng lên đáng kể. Theo đánh giá của Erik Nielsen, một nhà kinh tế thuộc tập đoàn ngân hàng Unicredit của Italy, giá năng lượng tăng vọt có thể khiến kinh tế khu vực đồng euro hao hụt "khoảng 450 tỷ euro hoặc hơn 3% GDP mỗi năm.Điều này thậm chí kéo dài cho đến khi các nước xoay sở thành công trong việc chuyển đổi nhu cầu năng lượng truyền thống sang các nguồn khác rẻ hơn và bền vững hơn".
Các chuyên gia kinh tế Đức đã nêu trong một nghiên cứu của Viện Bruegel: "Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến nước Đức trở nên nghèo dai dẳng.Thời năng lượng giá rẻ đã qua". Vì vậy, các nước châu Âu sẽ buộc phải tìm cách chia sẻ gánh nặng giữa các hộ gia đình, doanh nghiệp và nhà nước.
Cho đến nay, các kế hoạch hỗ trợ sức mua đều được cho là thiết thực, đặc biệt là do mức tăng lương yếu ớt dẫn đến không thể giảm bớt tác động của lạm phát đối với các hộ gia đình.Vì vậy, ở những nước đến nay vẫn ít quan tâm giúp đỡ các hộ gia đình, các hộ gia đình nghèo nhất đang tiếp tục phải vật lộn với cuộc sống.
Chẳng hạn tại Hà Lan, năm 2021 có 1,2% số hộ gia đình không thể thanh toán tiền điện. Trong nửa đầu năm 2022, số hộ không thể chi trả hóa đơn này đã tăng lên mức 3,9% và đang được coi là một kỷ lục.Tại Anh, vấn đề này ảnh hưởng đến 4,7% số hộ gia đình vào năm ngoái và hiện ảnh hưởng đến 7,1%. Đây là lý do tại sao tân Thủ tướng Liz Truss phải dự kiến công bố kế hoạch hỗ trợ trị giá 100 tỷ bảng (117 tỷ USD).
Theo các nhà kinh tế thuộc công ty bảo hiểm Allianz Trade, "các biện pháp được thực hiện, chẳng hạn như cắt giảm thuế và áp mức giá trần, đều có những khiếm khuyết nghiêm trọng, đặc biệt là vì chúng làm giảm các biện pháp khuyến khích tiết kiệm năng lượng".Theo chiều hướng này, chúng có thể góp phần nuôi lạm phát. Nhưng đồng thời, theo đánh giá của Xavier Ragot, Chủ tịch Tổ chức quan sát các biến động kinh tế (OFCE) của Pháp, "chúng cũng giảm nhẹ gánh nặng lạm phát cho các hộ gia đình và giảm tính cấp bách đối với việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải nâng lãi suất"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga: Châu Âu không phải châu lục duy nhất cần khí đốt tự nhiên
14:19' - 15/09/2022
Theo Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, châu Âu không phải châu lục duy nhất tiêu thụ khí đốt tự nhiên, cũng không phải là châu lục duy nhất cần khí đốt tự nhiên để đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo châu Âu cạn kiệt khí đốt vào tháng 2/2023
13:45' - 14/09/2022
Tờ La Vanguardia của Tây Ban Nha nhận định các kho dự trữ khí đốt của châu Âu có thể cạn kiệt vào đầu tháng 2/2023.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đang hướng tới một cuộc khủng hoảng khác?
06:30' - 12/09/2022
Nợ công có thể trở nên không bền vững do triển vọng tăng trưởng kém, lãi suất phi rủi ro cao hơn, phần bù rủi ro quốc gia lớn hơn và thiếu năng lực tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu nhất trí về 4 giải pháp cấp bách về giá năng lượng
08:14' - 10/09/2022
Tại cuộc họp bất thường hôm 9/9 ở Brussels, Bộ trưởng Năng lượng 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về bốn giải pháp cấp bách để giảm giá năng lượng tăng cao.
-
Doanh nghiệp
Công ty điện lớn nhất châu Âu cam kết đầu tư hơn 3 tỷ USD vào Australia
08:11' - 10/09/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, công ty điện lực lớn nhất châu Âu Iberdrola cam kết sẽ đầu tư 4,4 tỷ AUD (3,08 tỷ USD) vào Australia để phát triển năng lượng tái tạo và hệ thống truyền tải điện.
-
Phân tích - Dự báo
ECB tăng lãi suất mạnh chưa từng có: Kinh tế và lạm phát ở châu Âu sẽ ra sao?
07:05' - 10/09/2022
ECB thể hiện rõ ràng rằng họ phải giảm tốc tăng trưởng kinh tế hơn nữa để giải quyết vấn đề lạm phát, dù nền kinh tế châu Âu đã “hạ nhiệt” từ trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Những động lực lớn của mối quan hệ giữa châu Âu và Trung Đông
06:30'
Tuần trước, Tổng Thư ký Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, Jasem Al-Budaiwi đã thảo luận với Ủy viên của EU phụ trách Địa Trung Hải, Dubravka Suica, về một hội nghị an ninh năng lượng vùng Vịnh-châu Âu
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc: Các đảng phái thúc giục tòa án ra phán quyết về vụ luận tội tổng thống
05:30'
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã kết thúc phiên xét xử luận tội đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol ngày 25/2, song đã hơn một tháng trôi qua, tòa vẫn chưa ấn định được ngày công bố phán quyết cuối cùng.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành công nghiệp Đức trong vòng xoáy cạnh tranh – Bài cuối: Cần thay đổi tư duy
06:30' - 30/03/2025
Các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp Đức đã có nhiều cuộc tư vấn phân tích lý do vì sao nước này mất đi vị thế thống lĩnh và hướng đi tiếp theo cần thực hiện.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành công nghiệp Đức trong vòng xoáy cạnh tranh – Bài 1: Sản lượng công nghiệp sụt giảm liên tiếp
05:30' - 30/03/2025
Đức từng là quốc gia dẫn đầu về sản xuất cao cấp. Nhưng trong 5 năm gần đây, quốc gia này đã chứng kiến sản lượng công nghiệp suy giảm liên tục, đe dọa tới 5,5 triệu việc làm và 20% GDP.
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà đầu tư thận trọng với thị trường Đông Nam Á
06:30' - 29/03/2025
Các nhà đầu tư đang phản ứng với mức độ bất ổn và rủi ro ngày càng tăng trong nền kinh tế toàn cầu và có xu hướng tạm dừng "rót vốn" vào khu vực Đông Nam Á năng động.
-
Phân tích - Dự báo
Big Tech và tham vọng hạt nhân: Canh bạc lớn
05:30' - 29/03/2025
Sự quan tâm từ các tập đoàn công nghệ lớn như GAFAM (Google, Apple, Facebook, Amazon, Microsoft) cùng bối cảnh địa chính trị đã thúc đẩy các nghiên cứu về nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Hệ thống thanh toán toàn cầu dịch chuyển: Vị thế của đồng nhân dân tệ
06:30' - 28/03/2025
Bắc Kinh nỗ lực đưa đồng nhân dân tệ trở thành tiền tệ toàn cầu, tạo môi trường tài chính ổn định cho kinh tế trong nước, đồng thời giảm sự thống trị của đồng USD trong hệ thống tài chính quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cú sốc niềm tin trên thị trường chứng khoán Mỹ
05:30' - 28/03/2025
Báo LeNouvelEconomiste của Pháp vừa có bài phân tích về những tín hiệu không tốt trên thị trường chứng khoán Mỹ, trong đó có nhiều điểm đáng chú ý.
-
Phân tích - Dự báo
Thuế nhập khẩu ô tô của Mỹ: Cơn địa chấn với ngành ô tô toàn cầu
12:15' - 27/03/2025
Ông Trump sẽ áp dụng mức thuế 25% - cộng thêm các loại thuế hiện hành - đối với xe nhập khẩu hoàn chỉnh, bắt đầu từ 11 giờ 01 phút ngày 3/4 theo giờ Việt Nam.