ECB đã sẵn sàng cho một cuộc "hạ cánh cứng?
Nền kinh tế châu Âu đang bị ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan, kết hợp mưa lớn và cháy rừng. Trong khi đó, tình hình lạm phát tại đây vẫn nóng, giá cả trong tháng Tám tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Điều này khiến các quan chức châu Âu ngày càng lo lắng trước triển vọng tăng trưởng u ám, đặc biệt là khi chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) đối mặt với nguy cơ sụt giảm.
Tờ The Economist (Anh) cho biết, trước cuộc họp tiếp theo của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào ngày 14/9 tới, các nhà hoạch định chính sách ngày càng lo ngại nhiều hơn về khả năng xuất hiện tình trạng lạm phát đình trệ (tình trạng tăng trưởng thấp đi kèm với lạm phát cao). Chủ tịch ECB Christine Lagarde gần đây đã nhắc lại cam kết giảm lạm phát và đặt lãi suất ở “mức đủ hạn chế trong thời gian cần thiết, để đưa lạm phát quay lại mục tiêu trung hạn 2%”. ECB dường như đang ngụ ý về một kịch bản “hạ cánh cứng”, ưu tiên giảm lạm phát nhiều hơn sự lo ngại về tổn thất kinh tế có thể xảy ra.
Vấn đề là ý định của ECB có nguy cơ không đạt hiệu quả. Lạm phát ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang trở nên dai dẳng hơn. Tại đây, giá cả tăng do chi phí năng lượng tăng. Điều này khác với Mỹ, nơi lạm phát tăng là do nhu cầu thúc đẩy nhiều hơn. Nhưng ở cả châu Âu và Mỹ, lạm phát đều diễn ra theo một con đường tương tự, với châu Âu ở phía sau một chút. Bây giờ câu hỏi đặt ra là liệu lạm phát cơ bản, loại trừ giá năng lượng và lương thực biến động, có tác động đến nền kinh tế châu Âu hay không? Theo The Economist, cho đến nay, lạm phát vẫn ở mức cao một cách “bướng bỉnh”.Điều này một phần là do châu Âu, giống như Mỹ, cho đến nay đã luôn tìm cách tránh suy thoái kinh tế. Vào cuối năm ngoái, khi nhiều người dự đoán châu Âu sẽ suy thoái, động thái thắt chặt tiền tệ của ECB vẫn chưa tác động đến nền kinh tế và chính phủ các quốc gia thành viên đã đưa ra một loạt các biện pháp hào phóng, để chống lại "cú sốc" năng lượng. Lĩnh vực dịch vụ cho thấy mức tăng trưởng khá và sổ đặt hàng công nghiệp vẫn được lấp đầy, sau thời kỳ bùng nổ hậu đại dịch COVID-19. Nhưng sự u ám hiện đang lan rộng khắp lục địa. Nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu và số lượng đặt hàng giảm nhanh chóng. Sự hỗ trợ của các chính phủ dành cho các hộ gia đình cũng đang cạn kiệt. Giá năng lượng bán lẻ vẫn cao hơn trước cuộc khủng hoảng năm ngoái, thu nhập thực tế vẫn chưa phục hồi.Theo khảo sát Chỉ số PMI trong lĩnh vực dịch vụ của EU giảm trong tháng 8/2023, ghi nhận mức yếu nhất trong hai năm rưỡi.
Lãi suất cao hơn cũng bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế châu Âu, không nằm ngoài dự định của các nhà hoạch định chính sách của ECB. Ngành xây dựng, vốn có truyền thống nhạy cảm với lãi suất, đang cảm nhận nỗi đau. Theo ngân hàng Goldman Sachs, việc cho vay của ngân hàng Stingier đang khiến tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 0,4 điểm phần trăm mỗi quý, kể từ năm 2015. Chuyên gia tư vấn Oliver Rakau của tổ chức Oxford Economics dự đoán tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt hơn sẽ lên đến đỉnh điểm vào nửa cuối năm nay.Do đó, một cuộc "hạ cánh cứng" gần như sẽ xảy ra. Tuy nhiên, việc lạm phát quay trở lại mục tiêu 2% của ECB vẫn còn rất xa vời. Hai lực lượng đang kéo giá đi theo các hướng khác nhau. Một là tình hình trên thị trường lao động, khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp kỷ lục. Mặc dù các công ty đang tuyển dụng ít công nhân hơn, nhưng không có nguy cơ xảy ra tình trạng sa thải hàng loạt - một phần vì các ông chủ muốn giữ chân những công nhân đang ngày càng khan hiếm ở một lục địa đang già đi, không đủ để bù đắp cho lạm phát trước đó.Một lực lượng khác đang kéo lạm phát xuống là nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ suy yếu. Trong đại dịch COVID-19, tốc độ tăng giá diễn ra trước tốc độ tăng lương, khiến lợi nhuận của các công ty tăng mạnh cùng với lạm phát. Nếu bây giờ các công ty nhận thấy nhu cầu đang cạn kiệt, có thể lạm phát sẽ giảm cùng lúc với mức tăng trưởng tiền lương vẫn ở mức cao, khiến lợi nhuận giảm trở lại. Thực tế, giá hàng hóa trên thị trường bán buôn đã giảm nhanh và giá nhập khẩu cũng đang giảm, đến một lúc nào đó, mức giá thấp hơn này sẽ được chuyển sang người tiêu dùng.Hiện tại, có vẻ như câu trả lời sẽ là nhu cầu yếu và cũng đã lan sang lĩnh vực dịch vụ. Điều này cho thấy lạm phát của Eurozone có thể giảm trong thời gian tương đối ngắn, nhưng ECB có vẻ không bị thuyết phục và dường như sẵn sàng nâng lãi suất cơ bản từ 4,25% lên 4,5%. Do đó sẽ tốt hơn nếu các nhà hoạch định giữ lãi suất ổn định, để có thể kiểm soát nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng./.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Phản ứng của ECB ra sao sau số liệu lạm phát của Eurozone?
09:20' - 01/09/2023
Các nhà phân tích kỳ vọng ECB có thể xem xét tạm dừng chính sách tăng lãi suất trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại rõ rệt.
-
Tài chính
Giá tiêu dùng ở Đức vẫn cao hơn mức trung bình của Eurozone
08:20' - 09/08/2023
Giá tiêu dùng ở Đức dù đã giảm nhưng trên thực tế vẫn cao hơn so với mức trung bình của toàn bộ Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
"Gió đổi chiều" trong ngành vận tải biển toàn cầu
06:30'
Theo ông Sanne Manders từ công ty giao nhận vận tải trực tuyến Flexport, nếu 7,5% khối lượng vận chuyển trên Thái Bình Dương bị hủy bỏ thì sẽ gây ra cú sốc lớn đối với các công ty vận tải biển.
-
Phân tích - Dự báo
Tại sao OPEC+ tăng nguồn cung dù giá dầu giảm?
05:30'
Trong một tuyên bố, OPEC+ cho biết thị trường đang "khỏe mạnh" và lưu ý rằng tồn kho dầu vẫn ở mức thấp.
-
Phân tích - Dự báo
Thuế quan của Mỹ sẽ ảnh hưởng thế nào đến ngành dược phẩm?
19:13' - 02/05/2025
Nếu Mỹ áp thuế đối với thuốc nhập khẩu, chi phí sản xuất trong toàn bộ chuỗi giá trị dược phẩm sẽ như thế nào?
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng thương mại toàn cầu – Bài cuối: Nỗ lực đa dạng hóa thương mại toàn cầu
06:30' - 30/04/2025
Trong bối cảnh bất ổn, các quốc gia gấp rút đa dạng hóa quan hệ thương mại để giảm phụ thuộc vào Mỹ. Từ Đông Nam Á đến châu Âu, nỗ lực này tăng tốc sau thông báo thuế quan ngày 2/4 của Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng thương mại toàn cầu – Bài 1: Vai trò của nước Mỹ
05:30' - 30/04/2025
Bài bình luận trên tờ Financial Times nhận định Mỹ không còn giữ vai trò chi phối trong thương mại toàn cầu như trước đây.
-
Phân tích - Dự báo
Tác động từ vụ nổ cảng Shahid Rajaee của Iran
06:30' - 29/04/2025
Sự gián đoạn của cảng Shahid Rajaee có thể gây tác động kinh tế và an ninh lớn hơn đối với Iran và các tuyến thương mại trong khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ biến động giá dầu mỏ
05:30' - 29/04/2025
Theo EIA, khó có quốc gia nào vượt qua kỷ lục sản lượng của Mỹ trong tương lai gần, vì chưa nước nào đạt công suất 13 triệu thùng/ngày.
-
Phân tích - Dự báo
Doanh nghiệp Pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại – Bài cuối: Thích nghi với trạng thái “bình thường mới”
06:30' - 28/04/2025
Theo nhật báo Le Figaro, trong bối cảnh thương mại toàn cầu ẩn chứa nhiều rủi ro như hiện nay, gần như tất cả các khoản đầu tư đều có khả năng bị xem xét giảm xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Doanh nghiệp Pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại – Bài 1: Làn sóng cắt giảm đầu tư
05:30' - 28/04/2025
Động thái tăng thuế quan của Mỹ đang tạo ra những thách thức lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, có thể dẫn đến biến động lớn về sức tiêu thụ ô tô và nhiều mặt hàng công nghiệp, tiêu dùng khác nhau.