Hàn Quốc sẽ bơm thêm 46 tỷ USD cho gói kích thích kinh tế bổ sung
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 8/4 cho biết, chính phủ nước này sẽ bơm thêm khoảng 56.000 tỷ won (46 tỷ USD) cho gói kích thích kinh tế bổ sung, nhằm giúp nền kinh tế lớn thứ tư châu Á vượt qua những tác động nặng nề từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tại cuộc họp hàng tuần của Hội đồng kinh tế khẩn cấp, ông Moon cho hay nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào suy thoái cực độ, do vậy kinh tế Hàn Quốc vốn phụ thuộc nhiều vào ngoại thương cũng đang hứng chịu một cú sốc rất lớn.
Tổng thống Hàn Quốc nói rằng, gói kích thích kinh tế này nhằm tái tạo nguồn lực xuất khẩu, thúc đẩy nhu cầu trong nước và hỗ trợ các công ty khởi nghiệp và liên doanh.
Cụ thể, trong gói kích thích mới, 36.000 tỷ won (29,5 tỷ USD) sẽ được cung cấp cho lĩnh vực tài chính thương mại, bao gồm 30.000 tỷ won (24,6 tỷ USD) để gia hạn thời gian đáo hạn của bảo hiểm thương mại cho các nhà xuất khẩu thêm 1 năm và hỗ trợ bảo lãnh xuất khẩu, 5.500 tỷ won (4,5 tỷ USD) để hồi sinh các hoạt động thương mại và 1.000 tỷ won (820 triệu USD) cấp thanh khoản khẩn cấp.
Ngoài hỗ trợ tín dụng, Chính phủ Hàn Quốc còn xúc tiến tổ chức các sự kiện kết nối doanh nghiệp trực tuyến, hỗ trợ tư vấn, kết nối và ký hợp đồng từ xa, ứng dụng công nghệ AR (thực tế tăng cường) và VR (thực tế ảo) để tổ chức 50 cuộc triển lãm đặc biệt “Hàn Quốc Trực tuyến” với 10 gian hàng mỗi lần.
Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc trong tháng 3/2020 đã giảm 0,2% so với một năm trước đó, sau khi tăng 4,3% trong tháng Hai. Hoạt động xuất khẩu của nước này được dự báo sẽ trượt dốc nhanh hơn trong tháng Tư này.
Theo ông Moon, Chính phủ Hàn Quốc sẽ nỗ lực hết sức để duy trì nền tảng xuất khẩu song phương và đa phương, trong bối cảnh khó khăn nhân lực do các quy định phòng dịch như cấm nhập cảnh hay cách ly bắt buộc.
Phương án sử dụng chuyên cơ để đảm bảo nhu cầu đi lại của các doanh nghiệp cũng được để ngỏ.
Hàn Quốc dự kiến sẽ nhanh chóng giải quyết vấn đề cho phép nhập cảnh lực lượng kỹ sư nước ngoài cần thiết để vận hành các dây chuyền sản xuất thiết yếu trong nước.
Để đảm bảo lưu thông hàng hóa, số chuyến bay và tàu biển chở hàng cũng sẽ được tăng cường.
Theo đó, những máy bay chuyên chở khách đang trong thời gian nghỉ sẽ được tận dụng để chở hàng, đảm bảo vận chuyển 50% khối lượng hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng đường hàng không.
Chính phủ Hàn Quốc cho phép tăng cường hoạt động các chuyến tàu biển chở hàng trong khu vực Đông Bắc Á, tăng số chuyến đi châu Mỹ và châu Âu, và hỗ trợ 70% chi phí đóng hàng, bảo quản hàng.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu của Hàn Quốc, nước này sẽ tập trung hỗ trợ xuất khẩu 7 nhóm mặt hàng gồm dụng cụ y tế, dụng cụ vệ sinh, thực phẩm chức năng, dụng cụ nấu ăn tại nhà, dụng cụ chăm sóc sắc đẹp tại nhà, thiết bị điện gia dụng làm sạch nhà và thiết bị kỹ thuật số, đồng thời tăng cường đưa những nội dung giới thiệu, quảng cáo ra nước ngoài.
Đặc biệt, với bộ dụng cụ chẩn đoán đang nhận được rất nhiều sự quan tâm trên toàn thế giới, Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch hỗ trợ trong các khâu cấp phép sử dụng, phân phối, thông quan, tiếp thị để thúc đẩy sản xuất trong nước cũng như xuất khẩu.
Chính phủ nước này sẽ theo dõi thị trường sát sao, đảm bảo mạng lưới cung ứng toàn cầu trong mọi tình huống.
Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc đang tiến hành rà soát 338 hạng mục hàng hóa, 6 nhóm trong số đó như xe ô tô, chip bán dẫn được đưa vào diện quản lý thường xuyên.
Hàn Quốc cũng hỗ trợ vốn và mặt bằng cho các doanh nghiệp để đảm bảo kho hàng, đồng thời dự trữ các kim loại hiếm, dầu thô và các chế phẩm dầu mỏ.
Ngoài ra, Seoul cũng đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bằng cách mua bán và sáp nhập các công ty nước ngoài, tạm nới lỏng các quy định về môi trường và vận dụng gói bảo lãnh đặc biệt.
Để ứng phó với tình trạng nhu cầu nội địa đột ngột bị “đóng băng”, Chính phủ Hàn Quốc sẽ cung cấp 17.700 tỷ won (14,5 tỷ USD) để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm 12.000 tỷ won (9,8 tỷ USD) cắt giảm thuế cho 7.000 doanh nghiệp tự doanh.
Đối với các công ty khởi nghiệp và liên doanh, chính phủ sẽ hỗ trợ 2.200 tỷ won (1,8 tỷ USD) thông qua các khoản vay lãi suất thấp và bảo lãnh cho vay.
Đây là gói kích thích kinh tế thứ tư mà Hàn Quốc đưa ra để vượt qua suy thoái kinh tế gây ra bởi đại dịch COVID-19, sau khi chính phủ đã tăng gấp đôi quy mô của gói hỗ trợ tài chính khẩn cấp lên 100.000 tỷ won cho các doanh nghiệp nước này hồi cuối tháng Ba./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề xuất bổ sung gói vay 250 tỷ USD hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ
13:20' - 08/04/2020
Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lan rộng tại Mỹ đã làm gia tăng sức ép, buộc giới chức nước này phải đưa ra thêm nhiều biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản thông qua gói kích thích kinh tế kỷ lục 989 tỷ USD
17:07' - 07/04/2020
Gói kích thích kinh tế khẩn cấp có quy mô gần gấp đôi gói kích thích kinh tế Nhật Bản thông qua sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và tương đương gần 20% GDP nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Singapore công bố gói hỗ trợ tài chính thứ ba
19:01' - 06/04/2020
Singapore đã công bố gói hỗ trợ tài chính thứ ba trị giá 5,1 tỷ SGD (hơn 3,5 tỷ USD), nhằm hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp trong thời gian thực hiện biện pháp cách ly xã hội kéo dài.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Anh thông qua dự luật sửa đổi Nghị định thư Bắc Ireland
12:03'
Dự luật điều chỉnh Nghị định thư Bắc Ireland mà Chính phủ Anh đề xuất đã được Hạ viện nước này thông qua bất chấp những cảnh báo của Liên minh châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hội đồng EU thông qua quy chế lưu trữ khí đốt
08:15'
EU đã thông qua quy chế lưu trữ khí đốt để đảm bảo công suất dự trữ khí đốt tại EU phải được lấp đầy trước Mùa Đông và có thể được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên trên tinh thần đoàn kết.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7 cam kết đảm bảo an ninh năng lượng
08:10'
Trong một tuyên bố đưa ra sau phiên thảo luận chiều 27/6, các nhà lãnh đạo G7 cam kết chống biến đổi khí hậu, đồng thời với việc đảm bảo an ninh nguồn cung năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Ra tuyên bố về cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine
21:57' - 27/06/2022
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố G7 sẽ tiếp tục đứng về phía Ukraine và tiếp tục “gia tăng sức ép” với Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Chứng khoán châu Á khởi sắc phiên giao dịch đầu tuần 27/6
17:12' - 27/06/2022
Hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán châu Á đều khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 27/6
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ và EU nối lại đàm phán FTA sau chín năm gián đoạn
16:17' - 27/06/2022
Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/6 đã nối lại đàm phán về Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) sau chín năm gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Đà tăng của giá năng lượng gây hỗn loạn tại châu Á
14:57' - 27/06/2022
Tình trạng giá năng lượng tăng vọt đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân châu Á và làm dấy lên lo ngại một số nước sẽ buộc phải quay lưng với các mục tiêu giảm khí thải.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm một dấu hiệu về nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ
14:19' - 27/06/2022
Việc giá đồng giảm thời gian gần đây là một dấu hiệu khác cho thấy nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ và khiến cho một số nhà đầu tư tại Mỹ cân nhắc các tác động đến kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu 6 tháng đầu năm: Đà phục hồi suy yếu vì những cú sốc lớn
14:09' - 27/06/2022
Lạm phát có lẽ là câu chuyện “nóng” trên toàn cầu, khi xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như làn sóng dịch tại Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đặc biệt là nguồn cung năng lượng.