EU ấn định thời điểm tiến hành hội nghị thượng đỉnh trực tiếp
Cuộc gặp kéo dài 2 ngày và sẽ là hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của EU từ khi xuất hiện dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Lần gần đây nhất các nhà lãnh đạo họp trực tiếp là tháng 2 và đã không đạt thỏa thuận về ngân sách khối sau hai ngày thảo luận căng thẳng. Các cuộc gặp tiếp theo đều diễn ra trực tuyến do đại dịch diễn biến phức tạp.
Theo kế hoạch, tại cuộc gặp tới, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận lộ trình phục hồi trị giá 750 tỷ euro mà Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đề xuất.
Gói trên bao gồm 500 tỷ euro dưới dạng trợ cấp (theo gợi ý của Pháp và Đức) và 250 tỷ euro dưới dạng cho vay nhằm giúp các doanh nghiệp phục hồi sau một "đòn giáng" chưa từng thấy.
Gói phục hồi kinh tế sẽ dựa trên tiền EU đi vay trong 4 năm và phải được sự phê chuẩn của 27 quốc gia thành viên.
Tuy nhiên, một nhóm tự gọi là "Bộ Tứ tằn tiện" gồm 4 quốc gia Bắc Âu gồm Hà Lan, Áo, Đan Mạch và Thụy Điển đang tìm cách kiềm chế chi tiêu, thiên về các khoản cho vay kèm theo những yêu cầu khắt khe, thay vì các khoản hỗ trợ.
Trong khi đó, một số nước khác cho rằng kế hoạch trên phân bổ tiền chưa hợp lý, dành quá nhiều cho các nước Đông Âu, những nước không nằm trong số bị tác động nhiều nhất vì COVID-19.
Vấn đề sẽ còn phức tạp hơn vì quỹ phục hồi này gắn liền với ngân sách 7 năm của EU mà các nhà lãnh đạo cũng sẽ thảo luận trong cuộc gặp tới.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Đức Angela Merkel và người đồng cấp Bồ Đào Nha và Slovenia đã nhất trí rằng trong 18 tháng tới, EU cần tập trung vào tái thiết về kinh tế và xã hội sau cuộc khủng hoảng dịch bệnh.
Đây là quãng thời gian ba nước đảm nhận cương vị chủ tịch luân phiên EU. Đức sẽ đảm nhận vào tháng 7 tới, sau đó là Bồ Đào Nha từ tháng 2/2021 và Slovenia từ tháng 7/2021.
Sau cuộc họp trực tuyến 3 bên, người phát ngôn của bà Merkel cho biết: "Chương trình chung của bộ ba sẽ tập trung vào quản lý đại dịch COVID-19 và tái thiết châu Âu về kinh tế và xã hội.
Mục đích là củng cố khả năng chống chọi của EU với các cuộc khủng hoảng dịch tễ trong thời gian dài".
Các nhà lãnh đạo đã nhất trí rằng để giải quyết các hậu quả xã hội của dịch COVID-19, châu Âu phải nhanh chóng trở lại đà tăng trưởng kinh tế.
Ba Thủ tướng cũng nhất trí các biện pháp chống biến đổi khí hậu và ưu tiên số hóa trong các nỗ lực phục hồi./.
- Từ khóa :
- EU
- EC
- Ủy ban Châu Âu
- dịch COVID-19
Tin liên quan
-
DN cần biết
EC đề xuất nới lỏng quy định thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19
19:27' - 17/06/2020
EC đã đề xuất tạm thời nới lỏng quy định về thử nghiệm thuốc có sử dụng sinh vật biến đổi gene (GMO), trong một biện pháp khẩn cấp nhằm đẩy nhanh việc phát triển vaccine ngừa COVID-19.
-
Tài chính & Ngân hàng
EC đề xuất lập quỹ 15 tỷ euro hỗ trợ các công ty chiến lược bị ảnh hưởng COVID-19
06:30' - 30/05/2020
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 29/5 đã đề xuất thành lập quỹ 15 tỷ euro (16,6 tỷ USD) để đầu tư vào các công ty chiến lược đã bị suy yếu do cuộc khủng hoảng COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
EC đề xuất quỹ phục hồi kinh tế lớn nhất trong lịch sử
20:31' - 27/05/2020
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen ngày 27/5 đã đề xuất một quỹ phục hồi kinh tế hậu COVID-19 trị giá 750 tỷ euro (826 tỷ USD) cho Liên minh châu Âu (EU).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 50% với đồng và tiếp tục chiến dịch thuế quan với các đối tác
10:36'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 tuyên bố sẽ không gia hạn thời hạn áp thuế quan với hàng chục nền kinh tế ngày 1/8, đồng thời công bố kế hoạch áp mức thuế riêng 50% đối với mặt hàng đồng nhập khẩu
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm bớt sản xuất dầu mỏ trong năm 2025
10:20'
Mỹ sẽ sản xuất ít dầu mỏ hơn so với dự báo trước đây do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ khẳng định không lùi thời hạn áp thuế quan
07:15'
Ngày 8/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định các nước bị Mỹ áp thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/8 và ông sẽ không gia hạn việc miễn áp dụng các biện pháp này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.