EU ban hành 4 luật thúc đẩy vận tải biển an toàn và bền vững
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) hôm 18/11 (giờ địa phương) đã thông qua 4 luật thuộc gói lập pháp “An toàn Hàng hải,” nhằm xây dựng ngành vận tải biển an toàn, sạch và hiện đại hơn. Các quy định này sửa đổi các chỉ thị liên quan đến điều tra tai nạn hàng hải, ô nhiễm từ tàu biển, tuân thủ yêu cầu của quốc gia treo cờ và kiểm soát tàu thuyền tại cảng.
Mục tiêu chính của gói luật là cân bằng giữa việc duy trì chất lượng vận tải biển cao và đảm bảo khả năng cạnh tranh của ngành hàng hải EU, đồng thời giữ chi phí hợp lý cho doanh nghiệp và chính quyền các nước thành viên. Đây cũng là nỗ lực để EU đồng bộ hóa các quy định với tiêu chuẩn quốc tế, cải thiện việc thực thi thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan trong khu vực.
Một trong những điểm nổi bật là chỉ thị sửa đổi về điều tra tai nạn hàng hải. Quy định mới mở rộng phạm vi điều tra đến các tàu cá dưới 15 mét, giúp đảm bảo mọi vụ tai nạn gây tử vong hoặc mất tàu đều được xử lý nhất quán trên toàn EU.
Các cơ quan điều tra sẽ được hỗ trợ để thực hiện công việc độc lập, hiệu quả và nhanh chóng hơn. Đồng thời, các định nghĩa và tham chiếu liên quan đến quy định quốc tế của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) được đồng bộ hóa, giúp tăng tính minh bạch và giảm bớt gánh nặng hành chính.
Chỉ thị về ô nhiễm từ tàu biển được sửa đổi để tích hợp các tiêu chuẩn quốc tế vào luật EU, áp dụng các hình phạt nghiêm khắc đối với hành vi xả thải trái phép. Phạm vi giám sát được mở rộng để bao gồm nước thải, rác, chất độc hại đóng gói, và chất thải từ hệ thống làm sạch khí thải.
Đáng chú ý, chế độ xử phạt hành chính được tách biệt khỏi xử phạt hình sự, giúp các quốc gia thành viên áp dụng biện pháp răn đe hiệu quả trên tất cả vùng biển châu Âu. Quy định mới này phù hợp với Công ước quốc tế MARPOL, đảm bảo sự rõ ràng và nhất quán trong bảo vệ môi trường biển.
Chỉ thị sửa đổi về tuân thủ quy định của quốc gia treo cờ tập trung nâng cao hiệu quả giám sát tàu thuyền đăng ký tại EU. Các quốc gia treo cờ phải đảm bảo tàu của họ tuân thủ các công ước quốc tế của IMO, đồng thời ứng dụng các giải pháp kỹ thuật số để cải thiện hiệu quả quản lý và báo cáo.
Đây là một bước đi nhằm nâng cao trách nhiệm của các quốc gia trong việc quản lý tàu thuyền, cải thiện chất lượng đội tàu và tăng tính minh bạch trong vận tải biển.
Kiểm soát nhà nước tại cảng (PSC) cũng được cập nhật để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế như Bản ghi nhớ Paris và các công ước IMO. Quy định mới mở rộng phạm vi kiểm tra tự nguyện đối với các tàu cá lớn (trên 24 mét), bảo vệ thủy thủ đoàn và môi trường biển.
EU cũng nhấn mạnh việc đảm bảo các cuộc kiểm tra được thực hiện đồng bộ và hiệu quả trên toàn khu vực, tạo nền tảng cho ngành vận tải biển chất lượng cao, an toàn và bền vững.
- Từ khóa :
- liên minh châu âu
- eu
- vận tải biển
- đạo luật
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Giá cước container quốc tế năm 2025 dự báo tiếp tục có biến động
19:10' - 15/11/2024
Giá cước container quốc tế năm 2025 được dự báo tiếp tục có biến động. Mặc dù khó có khả năng tăng mạnh nhưng giá cước vẫn có thể tăng trong một số thời điểm nhất định.
-
Chứng khoán
Nhà đầu tư chứng khoán chờ tín hiệu hạ nhiệt tỷ giá
10:29' - 10/11/2024
Thị trường chứng khoán chưa xuất hiện những thông tin hỗ trợ đủ mạnh và nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá, cùng động thái điều hành của Ngân hàng Nhà nước để đánh giá tình hình.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam thu hút “làn sóng mới” về đầu tư giá trị cao
19:40' - 08/11/2024
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh.
-
Ý kiến và Bình luận
Houthi tuyên bố tiếp tục phong tỏa tàu thuyền có liên kết với Israel
08:56' - 04/11/2024
Lực lượng Houthi sẽ tiếp tục áp đặt lệnh phong tỏa trên biển đối với Tel Aviv và sẽ tấn công bất kỳ tàu thuyền nào thuộc sở hữu, có liên kết hoặc trên đường di chuyển đến Israel.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất G20
10:16'
Theo các báo cáo vừa được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong G20, với tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến là 7% vào năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tham gia phiên rà soát chính sách thương mại của Nigeria
08:15'
Phiên Rà soát Chính sách Thương mại (TPR) lần thứ 6 của Nigeria mới đây đã diễn ra tại trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở thành phố Geneva, Thụy Sĩ.
-
Kinh tế Thế giới
Moody’s: Kinh tế Ấn Độ đang trong “giai đoạn vàng”
06:30'
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) dự báo nền kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng 7,2% trong năm 2024, nhờ sự hồi phục chi tiêu tiêu dùng và lạm phát được kiểm soát.
-
Kinh tế Thế giới
Thép Trung Quốc đối mặt sóng gió khi ông Trump trở lại Nhà Trắng
18:03' - 18/11/2024
Nếu Trung Quốc không thay đổi chiến lược hiện tại và quyết định tái bơm tiền vào thị trường nhà đất hoặc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, mức tiêu thụ thép ở Trung Quốc sẽ suy giảm trong dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Yếu tố địa chính trị tác động đến thị trường khí đốt châu Âu
16:49' - 18/11/2024
Dòng khí đốt từ Nga tới Áo đã bị tạm ngừng từ ngày 15/11 do tranh chấp về giá cả. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu khí đốt khác ở châu Âu đã nhanh chóng mua lại lượng khí đốt chưa được bán của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyển phát nhanh của Trung Quốc lần đầu tiên đạt 150 tỷ đơn hàng
15:51' - 18/11/2024
Theo số liệu thống kê của Cục Bưu chính Quốc gia Trung Quốc cho thấy, tính đến ngày 17/11, lượng đơn hàng chuyển phát nhanh của Trung Quốc lần đầu tiên đạt 150 tỷ đơn.
-
Kinh tế Thế giới
Bài học kinh nghiệm từ Singapore: Chống lãng phí từ gốc
08:58' - 18/11/2024
Singapore được coi là trung tâm tài chính hàng đầu châu Á và là nguồn cảm hứng để nhiều nước đặt mục tiêu phát triển các trung tâm tài chính hiệu quả.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành kim cương Bỉ đối mặt khủng hoảng
08:14' - 18/11/2024
Ngành kim cương Bỉ, từng là một trụ cột trong thương mại quốc tế của nước này, đang đối mặt nguy cơ mất đi vị thế do nhiều nguyên nhân đan xen.
-
Kinh tế Thế giới
Nhân tố cản bước tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc
08:12' - 18/11/2024
Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức lớn, song giới phân tích cho rằng cường quốc này có thể vượt qua những "chướng ngại vật" để thể hiện tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.