EU đặt mục tiêu trồng 3 tỷ cây xanh vào năm 2030

06:00' - 06/08/2021
BNEWS Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu trồng 3 tỷ cây xanh trên khắp châu lục này vào năm 2030 nhằm giảm 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, nhằm giảm 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030, Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu trồng 3 tỷ cây xanh trên khắp châu lục này vào năm 2030 - mục tiêu đã được đề cập trong chiến lược về đa dạng sinh học được EU thông qua vào năm 2020.

Trồng cây xanh sẽ tạo thành rừng phòng hộ giúp chống lũ lụt. Rừng cũng là bể chứa carbon tự nhiên, “đồng minh cần thiết” của con người trong cuộc chiến chống lại tình trạng biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động của tình trạng này, làm mát các thành phố, giảm tác động của hạn hán, điều tiết nước, ổn định đất, làm sạch không khí và nước.

Theo Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan hành pháp của EU, 3 tỷ cây xanh sẽ được bổ sung vào lớp phủ hiện tại và các rừng cây thông thường.

Cây trồng mới sẽ được thực hiện mô hình sinh thái: đúng loài, đúng nơi, đúng lý do, ở thành phố và ở nông thôn.
Rừng châu Âu hiện đang suy giảm do biến đổi khí hậu, hỏa hoạn, hạn hán và bệnh tật (bọ vỏ cây).

Nhưng một nguyên nhân nữa là do hoạt động khai thác quá mức của con người vì lâm nghiệp là một ngành kinh tế chủ chốt ở EU tạo ra 3,6 triệu việc làm, mang lại 640 tỷ euro doanh thu mỗi năm cho ngành công nghiệp gỗ.

Rừng ở EU không tác động của tình trạng biến đổi khí hậu nghiêm trọng như như rừng Amazon. Do biến đổi khí hậu và nạn phá rừng tàn khốc, một phần lớn diện tích rừng nguyên sinh Amazon hiện đang thải ra khí CO2 thay vì hấp thụ.

Trong khi đó, rừng tại châu Âu vẫn là một "bể chứa carbon", nhưng đang suy giảm một cách rất đáng lo ngại.

Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề môi trường Virginius Sinkevicius, trong chiến lược của mình, EU đưa ra các giải pháp để giữ cho rừng phát triển khỏe và tiếp tục hấp thụ và lưu trữ CO2.

Quản lý rừng là trách nhiệm của các quốc gia, khu vực và cộng đồng. EC đang đưa ra một chiến lược bảo vệ, bảo tồn, phục hồi và quản lý rừng tốt hơn. EC cũng đề xuất mục tiêu trực tiếp về phát triển rừng cho các quốc gia thành viên là các khu rừng này sẽ hấp thụ lượng khí thải CO2 tương đương 310 triệu tấn vào năm 2030.

Theo yêu cầu của EC, các khu rừng nguyên sinh và rừng tự nhiên cổ thụ cuối cùng sẽ phải được bảo vệ nghiêm ngặt và EC sẽ lập bản đồ rừng vào cuối năm nay cũng như khuyến khích việc phục hồi rừng.

Thêm vào đó, EC cũng khuyến khích phát triển du lịch sinh thái nhằm đa dạng hóa các nguồn lực. Dự kiến, vào tháng 10 tới, EC cũng sẽ đề xuất luật chống phá rừng để giảm thiểu việc bán các sản phẩm từ rừng.

Những biện pháp mà EC đưa ra nhằm tạo ra một công cụ ràng buộc pháp lý để phục hồi các hệ sinh thái và khởi động hệ thống thông tin đồng bộ về hệ thống rừng ở châu Âu./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục