EU đề xuất cải cách thị trường điện nhằm bình ổn giá
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Brussels (Bỉ), Ủy viên phụ trách năng lượng của châu Âu, bà Kadri Simson, nhấn mạnh trong hơn 2 thập kỷ qua, thị trường điện đã phục vụ cho các công ty và người tiêu dùng, giúp họ được hưởng những lợi ích của một thị trường đơn lẻ. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng do tác động từ tình hình xung đột tại Ukraine đã phơi bày những thiếu sót cần được sửa đổi trong hệ thống hiện nay.
Một số quốc gia, trong đó có Pháp và Tây Ban Nha, đã kêu gọi "cải tổ toàn diện" toàn bộ thị trường điện và tách riêng giá điện với giá khí đốt. Tuy nhiên, các biện pháp do Ủy ban châu Âu (EC) thúc đẩy - trong đó chi tiết về gói biện pháp này đang được Nghị viện châu Âu và các quốc gia thành viên EU thảo luận, hiện không đáp ứng được yêu cầu đó.
Thay vì "cải tổ toàn diện", EC đề ra mục tiêu giảm tác động của chi phí nhiên liệu hóa thạch vốn có tính biến động bằng cách thúc đẩy các hợp đồng dài hạn liên quan tới năng lượng tái tạo. Đối với người tiêu dùng cá nhân, EC đề xuất các quyền lợi mới nhằm đảm bảo các nhà cung cấp năng lượng duy trì các hợp đồng giá cố định dài hạn, từ đó tránh được ảnh hưởng trong trường hợp giá biến động mạnh.
EU đang tìm cách thúc đẩy thỏa thuận mua bán điện, tạo điều kiện cho các công ty được hưởng lợi lớn hơn từ chi phí năng lượng tái tạo ổn định hơn. Theo đó, các nhà sản xuất điện sẽ được đảm bản an toàn dựa trên các hợp đồng với chính phủ. Họ sẽ nộp tiền về ngân sách nhà nước nếu giá tăng và sẽ được hỗ trợ nếu giá giảm.
Các quốc gia EU sẽ phải cung cấp hợp đồng cho các nhà sản xuất nếu có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ ngân sách nhà nước cho các khoản đầu tư mới vào sản xuất điện phát thải ít carbon.
EU hy vọng những biện pháp trên sẽ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo khi liên minh này tìm cách để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và giảm giá điện. EU cho biết khối này cần tăng gấp 3 lần tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo mới để có thể đạt được các mục tiêu xanh đã đề ra.
EU đang nỗ lực thảo luận về việc cải cách thị trường điện của khối kể từ khi cuộc xung đột tại Ukraine khiến giá cả nhiều mặt hàng trên thế giới tăng vọt trong năm ngoái, trong đó có điện và khí đốt, gây khó khăn cho những người tiêu dùng cá nhân và các doanh nghiệp. Giá bán buôn năng lượng tại châu Âu hiện được đưa ra căn cứ theo giá các nguồn cung đắt nhất, thường là từ các nhà máy vận hành bằng khí đốt do đây là những cơ sở có đủ khả năng cung ứng khi nhu cầu tăng vọt.
Cũng tại cuộc họp báo cùng ngày, Ủy viên Kadri Simson thông báo EC sẽ công bố các bước tiếp theo nhằm thực hiện kế hoạch mua chung khí đốt tại các thị trường toàn cầu trong ngày 15/3 (giờ địa phương), nhằm đa dạng hóa nguồn cung năng lượng này.
Bà Simson cho biết thêm EC cũng đang chuẩn bị đề xuất mở rộng mục tiêu để các nước trong khối tự nguyện cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ trong mùa Đông. Mục tiêu này được EU đưa ra hồi năm ngoái, nhằm tránh tình trạng thiếu hụt khí đốt và ổn định mức giá của mặt hàng này, vốn đang tăng cao./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu xây dựng dự thảo kế hoạch giảm giá điện
11:37' - 08/03/2023
Liên minh châu Âu (EU) đã soạn thảo kế hoạch nhằm thúc đẩy các quốc gia hướng tới việc sử dụng các hợp đồng điện giá cố định, dài hạn hơn, như một phần của cuộc cải cách thị trường điện châu Âu.
-
Doanh nghiệp
Giá điện tăng bao nhiêu thì hợp lý?
11:14' - 08/02/2023
Nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng giá điện là không tránh khỏi, song cần cân đối mức tăng bao nhiêu cho phù hợp với sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp
-
DN cần biết
Thái Lan sẽ hạ mức tăng giá điện cho doanh nghiệp
14:29' - 07/01/2023
Ủy ban Điều tiết Năng lượng Thái Lan (ERC) thông báo sẽ cắt giảm mức tăng giá điện cho các doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30'
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.