EU giữ quan điểm trừng phạt nếu Anh vi phạm quy định hậu Brexit

14:04' - 08/02/2018
BNEWS Liên minh châu Âu (EU) ã lên tiếng bảo vệ kế hoạch trừng phạt Anh nếu nước này vi phạm các quy định trong giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit, tức việc nước này ra khỏi khối.
EU giữ quan điểm trừng phạt nếu Anh vi phạm các quy định trong giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit. ẢNh minh họa: Reuters
Các nghị sỹ ủng hộ Brexit của Anh đã phản ứng quyết liệt trước những đe dọa từ EU sau khi Ủy ban châu Âu công bố một thỏa thuận dự thảo cho giai đoạn chuyển tiếp kéo dài hai năm, kêu gọi 27 nước thành viên còn lại hạn chế quyền tiếp cận thị trường chung của Anh, với khả năng đánh thuế trở lại với hàng hóa của Anh và thực hiện việc kiểm soát hải quan, nếu nước này vi phạm các điều khoản của thỏa thuận.

Tuy nhiên, cố vấn của Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU, Michel Barnier, là ông Stefaan De Rynck, khẳng định việc trừng phạt là chính đáng khi một thỏa thuận quốc tế bị phá vỡ. Ông nói đó là phản ứng của EU trước đòi hỏi của Thủ tướng Anh Theresa May về việc Anh được hưởng những lợi ích từ một thị trường chung và liên minh hải quan trong một thời gian nhất định mà trong khoảng thời gian này tất cả các bên đều phải tuân thủ các quy định chung, và khả năng trừng phạt bên vi phạm là một phần tất yếu của bất kỳ thỏa thuận nào.

Trong tuần này, Anh và EU bắt đầu đàm phán về giai đoạn chuyển tiếp mà theo EU nên kéo dài trong 21 tháng, từ ngày Anh ra khỏi khối là 29/3/2019 đến ngày 31/12/2020. Trong giai đoạn này, EU muốn Anh phải tuân thủ mọi quy định của EU mà không có quyền tham gia và các quyết định để đổi lại được tiếp cận thị trường chung và liên minh hải quan một cách thuận lợi như 27 nước thành viên còn lại.

Tuy nhiên, dự thảo thỏa thuận mà EU đưa ra đề xuất việc trừng phạt Anh trong trường hợp mất quá nhiều thời gian để đưa vấn đề vi phạm quy định lên Tòa án Công lý châu Âu và cơ chế cho phép EU miễn các quyền lợi nhất định của Anh trong việc tham gia thị trường chung nếu thấy việc trình vấn đề lên tòa này sẽ không đủ thời gian để đưa ra các giải pháp cần thiết.

Anh chưa lên tiếng về việc có chấp nhận đề xuất của EU hay có các kế hoạch đối phó nếu mất quyền tiếp cận thị trường chung trong giai đoạn chuyển tiếp hay không.

Hai bên hy vọng đạt được thỏa thuận chuyển thiếp vào cuối tháng Ba để có thể chuyển sang đàm phán về quan hệ trong tương lai, bao gồm một thỏa thuận thương mại.

Liên quan đến vấn đề Brexit, việc kiểm soát người nhập cư sau đó có thể là điều bất lợi cho nền kinh tế Scotland, đe dọa sự thịnh vượng của xứ này trong tương lai. Thủ tướng Anh muốn giảm số người nhập cư vào nước này từ con số hàng trăm triệu hiện nay xuống còn vài chục nghìn người.

Các dự báo cho thấy, trong 25 năm tới, dân số trong độ tuổi lao động của Scotland sẽ chỉ tăng 1%, so với mức tăng 25% của dân số trong độ tuổi nghỉ hưu.

Trong khi đó, kinh tế Bắc Ireland trong 15 năm tới sẽ có quy mô nhỏ hơn 12% bình thường nếu Anh rời EU mà không đạt thỏa thuận.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục