EU kẹt giữa "hai làn hỏa lực" khi Mỹ rút khỏi INF
Chủ đề nóng nhất của Hội nghị không chính thức bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao các nước Liên minh châu Âu (EU) vừa kết thúc tại thủ đô Bucarest của Romania là tương lai Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), một trong những thỏa thuận được coi như "tấm khiên" bảo vệ an ninh châu Âu, khi Mỹ tuyên bố chấm dứt hiệu lực của INF từ ngày 2/2.
Dù không phải là bên tham gia ký kết INF, nhưng EU liên quan trực tiếp và có lợi ích sát sườn trong nhiều thập kỷ qua đối với thỏa thuận giữa Nga và Mỹ này.
Hiệp ước được ký từ năm 1987 này là cơ chế kiểm soát vũ khí chiến lược từ lâu đã tạo nền tảng cho quan hệ Mỹ-Nga nói riêng và duy trì thế cân bằng tương đối về quân sự ở châu Âu nói chung.
Bất chấp tình hình thay đổi, hiệp ước quan trọng này là minh chứng rõ ràng về sự hợp tác giữa các cường quốc trong nỗ lực ngăn ngừa rủi ro xảy ra chiến tranh hạt nhân và là trụ cột rất quan trọng giúp duy trì ổn định an ninh của châu Âu trong 3 thập niên qua. Nay với "cuộc đối đầu" mới giữa Mỹ và Nga xung quanh INF, EU vô hình trung đang bị biến thành "con tin".
Hội nghị bộ trưởng EU lần này diễn ra khi vòng đàm phán cuối cùng giữa Nga và Mỹ trước thời hạn chót 2/2 về tranh cãi liên quan đến INF không đạt bất kỳ tiến triển nào. Cả Nga và Mỹ tiếp tục cáo buộc lẫn nhau không tuân thủ hiệp ước.
Lập trường của Nga và Mỹ không khỏi khiến dư luận lo ngại dường như hai bên đang quan tâm hơn tới việc giành chiến thắng trong trò chơi “quy trách nhiệm cho nhau”, chứ không phải tìm ra những biện pháp cần thiết để cứu vãn thỏa thuận.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng khẳng định ý định của Mỹ rút khỏi hiệp ước nếu thành hiện thực sẽ làm châu Âu chao đảo, bởi "nạn nhân" chính không phải Nga mà là các nước EU và sự an nguy của "Lục địa già".
Với phạm vi tên lửa hạn chế tầm ngắn và tầm trung từ 500 - 5.500 km, INF được thiết kế chủ yếu để chống lại nguy cơ xảy ra một thảm kịch chiến tranh hạt nhân ở châu Âu.
Một khi thỏa thuận đổ vỡ, Nga và Mỹ có thể lao vào cuộc đối đầu vũ trang mới với những tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có tầm bắn bao phủ toàn bộ lãnh thổ châu Âu.
Hơn nữa, EU hiện vẫn để Mỹ triển khai các hệ thống tên lửa của Washington trên lãnh thổ và đây rõ ràng sẽ là mục tiêu trước tiên nếu đối đầu quân sự Nga – Mỹ xảy ra.
Trong khi đó, không giống như thỏa thuận hạt nhân Iran mà EU là một bên tham gia đàm phán, bất chấp mối lo ngại ngày càng tăng, EU không thể tự giải quyết được vướng mắc liên quan đến INF.
Số phận của thỏa thuận quan trọng hàng đầu đối với an ninh châu Âu này thực sự như “mành treo trước gió” bởi khoảng thời gian 6 tháng mà Mỹ tuyên bố sẽ hoàn tất tiến trình rút khỏi INF nếu Nga không có điều chỉnh sẽ trôi qua rất nhanh, và với những động thái hiện nay thì rõ ràng sẽ không bên nào chịu “xuống nước”.
Đối với EU, kịch bản “quýt làm cam chịu” cũng ngày càng hiện hữu.
Với tình thế “không thể chủ động”, còn quá sớm để dự đoán những gì EU sẽ làm, nhưng tổ chức này đang chịu áp lực lớn.
Cho tới nay EU và giới chức các nước thành viên đều bày tỏ quan điểm cần phải duy trì hiệp ước, song hầu như không có sáng kiến hiệu quả nào được đưa ra.
Ngay cả đề xuất của Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas, theo đó Berlin tổ chức một hội nghị quốc tế về kiểm soát, giải giáp và chống phổ biến vũ khí vào mùa Xuân tới, nhằm tìm kiếm cơ chế phối hợp trong vấn đề này, cũng không được hưởng ứng.
Sự lúng túng của EU trong vấn đề này càng thể hiện rằng EU vẫn phải phụ thuộc vào đồng minh bên kia bờ Đại Tây Dương trong việc bảo đảm an ninh.
Tuy nhiên, khi đặt dưới chiếc ô quân sự của Mỹ, EU rõ ràng chưa thể tăng cường tính độc lập chiến lược để có thể là đồng minh bình đẳng với Washington.
Cục diện của INF lúc này đang khoét sâu mâu thuẫn giữa Washington với các đồng minh châu Âu, vốn đang trở nên trầm trọng hơn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức 2 năm trước, bởi ông chủ Nhà Trắng đã phớt lờ các phản ứng từ châu Âu trong vấn đề INF.
EU không khỏi lo ngại rằng mình có thể bị biến thành “quân tốt” trong ván đấu mà chính quyền Mỹ đang triển khai để đạt được mục tiêu chính của Washington trước đối thủ Nga.
Đó cũng là một trong nguyên nhân khiến nhiều năm nay, EU đã nỗ lực tăng cường năng lực phòng vệ, trong đó có việc tăng chi tiêu quốc phòng.
Năm ngoái, EU đã thành lập một quỹ phòng thủ chung trị giá 13 tỷ euro nhằm phát triển các năng lực quân sự của khối và của châu Âu.
Ý tưởng thành lập lực lượng quân sự riêng của EU như đề xuất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel, hai nước đầu tàu EU, cũng từng bước được triển khai.
Tuy nhiên, bản thân EU lại đang mắc kẹt trong sự chia rẽ sâu sắc, đe dọa tới chính tương lai của khối liên minh này, đồng thời cũng phải đương đầu với hàng loạt thách thức, từ chủ nghĩa dân túy cực đoan tới bài toán Brexit khi “cuộc chia tay hẹn trước” với nước Anh đang tới gần.
Tại phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc cuối năm ngoái, đa số các nước thành viên EU đã bỏ phiếu chống dự thảo của Nga về ủng hộ duy trì INF, chỉ có 4 quốc gia Áo, Ireland, Cyprus và Malta “dũng cảm” bỏ phiếu trắng.
Đại diện thường trực Nga ở EU Vladimir Chizhov nói rằng EU phải cam chịu những gì họ thừa nhận là "không thể tránh khỏi" song thực chất chính họ đã "bật đèn xanh" cho Washington rút khỏi Hiệp ước INF.
Mặc dù vậy, Nga cho rằng các nước EU, đặc biệt là các cường quốc hạt nhân châu Âu như Pháp hay Anh, cần phải tham gia thiết lập và duy trì các cơ chế kiểm soát vũ khí hạt nhân bằng cách “thuyết phục” Mỹ tuân thủ INF.
Trên thực tế, năm 2003, chính các nước EU như Anh, Đức và Pháp đã có sáng kiến đối thoại về vấn đề hạt nhân Iran, mà kết quả là thỏa thuận hạt nhân Iran lịch sử được ký năm 2015.
Trong khi đó, chuyên gia của Mạng lưới lãnh đạo châu Âu (ELN) gợi ý các chính phủ châu Âu, đặc biệt là các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nên làm rõ khả năng cho phép Nga “thị sát” các cơ sở phòng thủ tên lửa đạn đạo của mình nếu Moskva có thể chứng minh rằng nước này tuân thủ INF.
Nói cách khác, EU có thể đóng vai trò quyết định như trung gian dàn xếp một thỏa thuận giữa Nga và Mỹ để ngăn chặn sự đổ vỡ của INF, nếu liên minh này thực sự có thiện chí.
Trước những hậu quả nhãn tiền của ý đồ xóa bỏ INF, điều EU cần làm là tỉnh táo ủng hộ việc duy trì kiểm soát vũ khí chiến lược, để có thể đưa mình thoát khỏi tình thế “mắc kẹt” trong cuộc đối đầu Nga-Mỹ hiện nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ rút khỏi INF: Khoảng trống nguy hiểm
12:16' - 02/02/2019
Việc Mỹ tuyên bố ngừng thực hiện các nghĩa vụ của Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đang tạo ra “vùng trống” trong hệ thống kiểm soát vũ khí hạt nhân chiến lược quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Nga
07:34' - 21/10/2018
Rạng sáng 21/10 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã xác nhận nước này sẽ rút khỏi hiệp ước vũ khí hạt nhân với Nga, đồng thời cáo buộc Moskva đã vi phạm thỏa thuận này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam thành công tốt đẹp
20:43' - 17/04/2025
Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, mở ra triển vọng mới cho việc xây dựng Cộng đồng Chia sẻ tương lai Trung - Việt có ý nghĩa chiến lược và sự phát triển của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của hai nước
-
Kinh tế Thế giới
Fitch hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009
19:51' - 17/04/2025
Trong một bản cập nhật đặc biệt cho báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu hàng quý, Fitch dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng chậm lại ở mức dưới 2% trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ làm tăng nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá
19:21' - 17/04/2025
Những tuyên bố thiếu nhất quán về chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khiến thị trường ngoại hối toàn cầu biến động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc duy trì liên lạc ở cấp chuyên viên với Mỹ
18:35' - 17/04/2025
Ngày 17/4, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết bộ này vẫn duy trì liên lạc với đối tác Mỹ ở cấp chuyên viên.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đàm phán thương mại với Nhật Bản có tiến triển
16:16' - 17/04/2025
Đối thoại với ông Trump hôm thứ Tư là Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Ryosei Akazawa, một người thân tín của Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba.
-
Kinh tế Thế giới
ASML cảnh báo tình trạng bất ổn thuế quan mới của Mỹ ngày càng tăng
13:46' - 17/04/2025
Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Hà Lan ASML cảnh báo về tình trạng bất ổn ngày càng tăng liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, đồng thời công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 sụt giảm so với quý trước.
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
13:28' - 17/04/2025
Toàn quyền New Zealand Cindy Kiro mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mới được thiết lập, hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Bang California đệ đơn kiện Tổng thống Mỹ D.Trump
12:55' - 17/04/2025
Ngày 16/4, bang California của Mỹ đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn các biện pháp thuế quan của Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với các đối tác thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung
12:43' - 17/04/2025
Phát biểu tại cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Malaysia, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung và hợp tác trên tinh thần cởi mở.