EU muốn xây dựng lực lượng phản ứng nhanh vào năm 2025
Trong cuộc họp ngày 16/11 tại Brussels (Bỉ), bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã bàn thảo kế hoạch xây dựng một lực lượng quân đội chung gồm 5.000 quân vào năm 2025 để có thể can thiệp vào các tình huống khủng hoảng khác nhau mà không cần phụ thuộc vào Mỹ.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, lực lượng phản ứng nhanh của EU mang tên "Năng lực triển khai nhanh của EU", được tạo thành từ các bộ phận trên bộ, trên biển và trên không, đồng thời có thể hoán đổi với bất kỳ lực lượng thường trực nào tùy thuộc vào cuộc khủng hoảng.
Các bộ trưởng quốc phòng EU đã thảo luận về kế hoạch này với mục tiêu sẽ đưa ra được văn bản cuối cùng vào tháng 3/2022.
Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell nhấn mạnh dự án đầy tham vọng của EU được gọi là “La bàn chiến lược” yêu cầu toàn khối phải “nhanh hơn, mạnh mẽ hơn và linh hoạt hơn để thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ quản lý khủng hoảng quân sự”.
Theo ông, EU phải có khả năng ứng phó với các mối đe dọa sắp xảy ra hoặc phản ứng nhanh với tình huống khủng hoảng, như nhiệm vụ cứu hộ và sơ tán hoặc hoạt động ổn định trong môi trường thù địch.
“La bàn chiến lược” là sản phẩm gần nhất mà EU có thể có trong học thuyết quân sự và tương tự như "Khái niệm chiến lược" của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ lãnh đạo đặt ra các mục tiêu liên minh.
Điều quan trọng đối với EU là các quốc gia cam kết "cung cấp các tài sản liên quan và các yếu tố hỗ trợ chiến lược cần thiết". Điều này đồng nghĩa với việc phát triển khả năng hậu cần, vận tải hàng không tầm xa và khả năng chỉ huy và kiểm soát của Mỹ mà các đồng minh châu Âu của NATO đã dựa vào.
Năm 2022 sẽ là “năm quốc phòng châu Âu”. Theo đánh giá, để khắc phục những thiếu sót trong quyền tự chủ chiến lược của khối, EU cần kết hợp các lực lượng, đồng thời tăng cường năng lực cũng như ý chí, hành động giữa các nước thành viên./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
10 nước EU đang trong tình trạng "rất đáng lo ngại"
10:15' - 13/11/2021
Cơ quan quản lý dịch bệnh châu Âu ngày 12/11 cho biết tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục xấu đi ở Liên minh châu Âu (EU), trong đó 10 quốc gia được coi là "rất đáng lo ngại".
-
Công nghệ
Quan chức EU nhận định gì về vấn đề trợ cấp trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung chip?
20:12' - 12/11/2021
Cao ủy phụ trách các vấn đề cạnh tranh của EU Margrethe Vestager cho biết Mỹ và EU phải tránh một cuộc đua trợ cấp trong bối cảnh hai bên đang gấp rút tìm cách hỗ trợ nguồn cung chip trên toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15' - 18/07/2025
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.