EU nỗ lực tránh cuộc chiến thương mại với Mỹ
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 3/9, Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất các cuộc đàm phán với Washington nhằm chấm dứt quá trình dài thương lượng về việc nhập khẩu thịt bò Mỹ, trong nỗ lực tránh một cuộc chiến thương mại với chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất đồng ý tăng hạn ngạch nhập khẩu đối với thịt bò không chứa hormone của Mỹ.
Tuy nhiên, EC đã không bày tỏ bất kỳ ý định nào về việc dỡ bỏ lệnh cấm đối với thịt bò của Mỹ có chứa hormone - một hạn chế mà Washington xem là vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Ủy ban cho biết đã yêu cầu các nước thành viên EU đàm phán với Mỹ về "hạn ngạch nhập khẩu thịt bò không chứa hormone hiện nay".
Cao ủy EU phụ trách nông nghiệp Phil Hogan cho hay EC quan tâm giải quyết những lo ngại của phía Mỹ về vấn đề hạn ngạch. Ông nêu rõ EC muốn một giải pháp thỏa đáng cho cả hai phía và tuân thủ các quy định của WTO.
Ủy ban dự kiến sẽ phân bổ cho Mỹ một phần hạn ngạch thịt bò không chứa hormone, tương tự như đối với các nhà xuất khẩu từ các quốc gia khác.
Ông Hogan cũng trấn an các nhà sản xuất châu Âu rằng hạn ngạch nhập khẩu thịt bò sẽ vẫn được giữ ở mức tương đương hiện nay, đồng thời khẳng định người tiêu dùng sẽ dễ dàng thấy các sản phẩm thịt không chứa hormone trên quầy hàng.
Sản phẩm thịt bò có chứa hormone được đưa ra thị trường năm 1988, và khi đó châu Âu đã cấm nhập khẩu các loại thịt động vật được tiêm hormone tăng trưởng, trong khi đây lại là một thực tế phổ biến tại Mỹ.
Để trả đũa theo sự cho phép bởi một phán quyết được WTO đưa ra, vào năm 1999 Washington đã áp dụng mức thuế quan cao hơn với một số sản phẩm từ châu Âu, và hành động này đã gây ra những cuộc biểu tình giận dữ tại Pháp.
Dựa trên một thỏa hiệp ký năm 2009 và được sửa đổi năm 2014, Mỹ đã dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt và EU đã mở lại hạn ngạch nhập khẩu thịt bò ngoại "chất lượng cao", trong đó có sản phẩm đến từ Mỹ.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất khác như Argentina, Australia và Uruguay đã chiếm giữ một phần lớn hạn ngạch, điều này đã khiến chính quyền Barack Obama lúc đó đe dọa gia hạn các lệnh trừng phạt về thuế quan.
Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cam kết cùng đàm phán để tiến tới một thỏa thuận thương mại hạn chế, sẽ loại bỏ thuế hải quan xuyên quốc gia về hàng công nghiệp trừ ngành ô tô. EU cho biết nông nghiệp không phải là một phần của cuộc thảo luận.
Cuộc gặp song phương đã xoa dịu một tranh chấp thương mại nổ ra sau khi Mỹ đánh thuế lên các mặt hàng nhôm, thép nhập khẩu từ EU vào tháng 6 vừa qua bất chấp nỗ lực kéo dài hàng tháng giữa các nhà lãnh đạo và các quan chức EU./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Nhiều nghi ngại về thỏa thuận tạm ngừng áp thuế quan giữa Mỹ và EU
06:02' - 29/08/2018
71% số lãnh đạo các doanh nghiệp “ở cả hai bờ Đại Tây Dương” đang tỏ ý băn khoăn về việc hai bên có đạt được một thỏa thuận cắt giảm thuế quan kéo dài hay không.
-
Chứng khoán
Phố Wall khởi sắc sau khi Mỹ và EU nhất trí giảm căng thẳng thương mại
08:36' - 26/07/2018
Trong phiên giao dịch ngày 25/7, thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đạt thỏa thuận giảm căng thẳng thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất Mỹ và EU cùng dỡ bỏ rào cản thương mại
13:47' - 25/07/2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 24/7 đề xuất Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cùng bãi bỏ "tất cả thuế, các rào cản và trợ cấp" của mỗi bên để tạo ra thương mại công bằng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.