EU sẵn sàng đường ống thay thế khi thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga-Ukraine hết hạn
Hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga thông qua tuyến đường ống chạy qua Ukraine đến châu Âu đã bị dừng lại vào sáng sớm ngày đầu Năm mới 2025 do thỏa thuận trung chuyển hết hạn, trong khi Mokva và Kiev vẫn chưa đạt được thỏa thuận để gia hạn thỏa thuận này.
Trong tuyên bố, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko thông báo việc trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine đã dừng lại.
Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga cũng xác nhận ngừng cung cấp khí đốt trung chuyển qua Ukraine vào lúc 8h sáng (giờ Moskva), do các thỏa thuận quan trọng hết hạn và phía Ukraine không gia hạn.
Trên ứng dụng tin nhắn Telegram, Gazprom nêu rõ các thỏa thuận được ký vào ngày 30/12/2019 - bao gồm hợp đồng giữa Gazprom và công ty dầu khí quốc gia Naftogaz của Ukraine về việc vận chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ Ukraine và thỏa thuận hợp tác giữa các nhà điều hành hệ thống truyền tải khí đốt của hai nước, chính thức hết hạn vào lúc 8h sáng theo giờ Mokva (tức 12h giờ Việt Nam) ngày 1/1/2205.
Việc dừng trung chuyển đốt của Nga qua Ukraine có thể sẽ gây áp lực lên một số quốc gia châu Âu, buộc họ phải khai thác mạnh hơn vào nguồn dự trữ và tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Tuy nhiên, Hungary được cho là ít chịu ảnh hưởng từ động thái này, do phần lớn khí đốt của nước này được cung cấp thông qua đường ống dẫn khí đốt của Nga qua Biển Đen, hay còn được biết đến là đường ống khí đốt Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ (TurkStream).
Tuyến đường thay thế này đi qua Biển Đen mà không qua Ukraine và cung cấp khí đốt của Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ cùng các nước trong khu vực Nam và Đông Nam châu Âu.
Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) đã lên tiếng trấn an về tác động của việc mất nguồn cung cấp khí đốt từ Nga, nói rằng Liên minh châu Âu đã chuẩn bị cho việc dừng vào ngày 1/1/2025. Người phát ngôn của EC nêu rõ cơ sở hạ tầng khí đốt của châu Âu đủ linh hoạt để cung cấp khí đốt không có nguồn gốc từ Nga cho các nước Trung và Đông Âu thông qua các tuyến đường thay thế.
Kể từ khi xung đột tại Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, EU đã tăng cường nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga. Theo số liệu EC công bố, khí đốt Nga chỉ còn chiếm khoảng 8% tổng lượng nhập khẩu của khối vào năm 2023, giảm mạnh so với hơn 40% hồi năm 2021.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đóng cửa tuyến đường dẫn khí đốt lâu đời nhất của Nga tới châu Âu
16:39' - 01/01/2025
Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine từ ngày 1/1/2025, khi thỏa thuận quá cảnh 5 năm hết hạn và hai nước đã không đạt được thỏa thuận mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhu cầu khí đốt tự nhiên ở châu Âu dự kiến tăng do thời tiết lạnh
07:00' - 01/01/2025
Sự kết hợp giữa thời tiết lạnh và gió yếu đã khiến châu Âu trong giai đoạn hiện nay sử dụng nhiều dự trữ khí đốt hơn bình thường.
-
Hàng hoá
Nga giảm lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu
16:19' - 31/12/2024
Ngày 31/12, Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga sẽ giảm lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu, từ mức 42,4 triệu m3 xuống còn 37,2 triệu m3.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn Nga Gazprom ngừng cung cấp khí đốt cho Moldova
08:07' - 29/12/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 28/12, tập đoàn Gazprom của Nga thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Moldova từ ngày 1/1/2025 do tranh chấp nợ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09' - 19/05/2025
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25' - 19/05/2025
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Hàn lên kế hoạch đàm phán thuế quan cấp chuyên viên lần hai
19:46' - 19/05/2025
Hàn Quốc và Mỹ sẽ thảo luận kỹ thuật lần thứ hai về chương trình thuế quan tại Washington trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đưa vào hoạt động tuyến tàu chở hàng kết nối với ASEAN
19:45' - 19/05/2025
Chi nhánh Quảng Tây của Tập đoàn Bưu chính Trung Quốc vừa tổ chức chuyến tàu chuyên chở 700 tấn ván ép từ cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) đến ga An Viên của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc đối mặt với thách thức
17:46' - 19/05/2025
Tăng trưởng sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc chậm lại trong tháng Tư, giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại đe dọa làm chậm đà phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025
16:03' - 19/05/2025
Ngày 19/5, Thái Lan đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do những biến động thương mại từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật cắt giảm thuế toàn diện của Mỹ vượt qua rào cản đầu tiên
12:29' - 19/05/2025
Tối 18/5 theo giờ Mỹ (tức sáng 19/5 theo giờ Việt Nam), Ủy ban Ngân sách Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cắt giảm thuế toàn diện được Tổng thống Donald Trump đề xuất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá nhựa lên tới gần 75%
11:14' - 19/05/2025
Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo nước này sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc), Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh nghiệm đắt giá từ thành phố "ma"
09:20' - 19/05/2025
Trung Quốc xác định đô thị hóa là con đường tất yếu để hiện đại hóa đất nước và là động lực quan trọng để phát triển kinh tế trong tương lai.