EU sẽ tiếp nhận trực tiếp 50.000 người tị nạn
Kế hoạch tiếp nhận người tị nạn từ châu Phi, Trung Đông và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giảm số tàu thuyền chở người di cư thực hiện những hành trình vượt Địa Trung Hải đầy nguy hiểm tới châu Âu.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Brussels, Ủy viên EU phụ trách vấn đề di cư Dimitris Avramopoulos cho biết kế hoạch trên bao gồm việc tiếp nhận người tị nạn tới các nước EU trong 2 năm tới theo tiến độ chương trình tái định cư của khối.
Theo đề xuất mới của Ủy ban châu Âu (EC), EU sẽ có cơ chế tái định cư mới nhằm đưa ít nhất 50.000 người, thuộc diện dễ bị tổn thương nhất cần có sự bảo vệ quốc tế, tới châu Âu trong vòng 2 năm.
Hiện EU đã tái định cư cho khoảng 23.000 người từ các trại tị nạn ở các nước noài EU theo cơ chế tái định cư nêu trên, nhất là tại Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan - 2 nước tiếp nhận một lượng lớn người di cư và tị nạn chạy nạn khỏi cuộc chiến ở Syria.
Theo tuyên bố của EC, việc tái định cư sẽ tiếp tục được triển khai đối với những người đến từ các khu vực trên, song sẽ tập trung chính vào các quốc gia Libya, Ai Cập, Niger, Sudan, CH Chad và Ethiopia.
Điều này sẽ góp phần giảm dòng người di cư dọc tuyến Địa Trung Hải nguy hiểm mà những người di cư liều mình vượt qua trên hành trình từ Libya tới Italy.
Theo EC, chương trình tái định cư này khác với chương trình phân bổ hạn ngạch tiếp nhận người di cư gây tranh cãi của EU, trong đó chuyển những người di cư đã đến lãnh thổ Italy và Hy Lạp sang các nước EU khác theo hạn ngạch bắt buộc.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, EC cũng công bố kế hoạch cho phép các quốc gia tham gia Hiệp ước Schengen về đi lại tự do trong khối tái áp dụng thêm 3 năm các biện pháp kiểm soát biên giới vì lý do an ninh.
Tuyên bố của EC nhấn mạnh các quốc gia thành viên có thể gia hạn các biện pháp kiểm soát nếu mối đe dọa an ninh vẫn còn hiện hữu.
Theo quy định hiện nay, 26 nước trong khối Schengen chỉ có thể tái áp dụng kiểm soát biên giới trong 6 tháng vì các lý do an ninh và 2 năm nếu có thêm mối đe dọa tới các khu vực biên giới, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng người di cư.
Cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu xảy ra từ năm 2015 khiến các quốc gia "đau đầu" tìm hướng giải quyết, chẳng hạn như siết chặt kiểm soát biên giới, đàm phán và đi đến ký kết thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn dòng người di cư hay đóng cửa tuyến lộ trình Balkan - tuyến đường di cư chính vào châu lục này.
Nhiều quốc gia châu Âu cũng đẩy nhanh việc trục xuất những người không được phê duyệt đơn xin tị nạn. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề hóc búa mà "Lục địa Già" chưa thể giải quyết liên quan cuộc khủng hoảng này.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ hạn chế tiếp nhận người tị nạn ở mức thấp nhất
07:42' - 27/09/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ áp đặt mức trần đối với việc tiếp nhận người tị nạn trong tài khóa tới ở con số 45.000 người.
-
Kinh tế Thế giới
Dòng người tị nạn nhập cư trái phép tràn vào Canada
10:11' - 20/09/2017
Hơn 8.850 người là số người xin tị nạn nhập cư bất hợp pháp từ Mỹ vào Canada trong hai tháng vừa qua, tăng hơn 6 lần so với những tháng trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Sắc lệnh cấm người tị nạn của Tổng thống Trump tạm thời được giữ nguyên
09:17' - 12/09/2017
Theo kế hoạch, phán quyết của tòa phúc thẩm sẽ có hiệu lực từ ngày 12/9. Theo ước tính, nếu phán quyết này có hiệu lực thì sẽ có thêm khoảng 24.000 người di cư đủ yêu cầu để vào Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Canada tiếp nhận 700 người tị nạn chạy khỏi Mỹ
09:06' - 10/08/2017
Quân đội Canada đang gấp rút dựng hàng chục lán trại ở khu vực biên giới với Mỹ để đón dòng người tị nạn đến từ quốc gia láng giềng phía Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42' - 23/05/2025
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng cà phê năm nay của Colombia sẽ cao kỷ lục trong hơn 30 năm
09:39' - 23/05/2025
Ngày 22/5, Giám đốc Liên đoàn người trồng cà phê Colombia, Germán Bahamón, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của nước này sẽ đạt khoảng 15 triệu bao loại 60 kg, mức kỷ lục kể từ năm 1992.
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.