EU siết quy định xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19
Phát biểu trước báo giới, một người phát ngôn của EU cho biết trong ngày 24/3, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ thông qua việc sửa đổi cơ chế minh bạch và kiểm soát xuất khẩu. Vấn đề này dự kiến cũng sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh EU trong 2 ngày 25 và 26/3.
Các quan chức cho biết việc sửa đổi này không dẫn đến một lệnh cấm xuất khẩu chung, song sẽ ủng hộ điều mà Chủ tịch EC Ursula von der Leyen gọi là nguyên tắc "có đi có lại".
Việc sửa đổi này sẽ cho phép EC có thêm quyền hạn để ngăn chặn việc xuất khẩu tới những nước có chiến dịch tiêm chủng tốt hơn và những nước sản xuất vaccine song không xuất khẩu sang EU.
Trong khi đó, hãng tin AFP (Pháp) đã tiết lộ một dự thảo cập nhật các quy tắc xuất khẩu, trong đó cáo buộc các nước ngăn chặn việc xuất khẩu vaccine sang EU thông qua luật pháp, hợp đồng hay các thỏa thuận khác đã được ký kết với các nhà sản xuất vaccine.
Tài liệu này cũng cảnh báo một số quốc gia khác đang được miễn trừ kiểm soát xuất khẩu hiện có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn các thành viên trong EU hay có tình hình dịch bệnh ít nghiêm trọng hơn.
Do đó, việc xuất khẩu sang các quốc gia này có thể đe dọa vấn đề an ninh cung ứng vaccine ngừa COVID-19 trong EU.
Dự thảo tạm đình chỉ toàn bộ danh sách các quốc gia không thuộc EU trước đó được miễn trừ cơ chế kiểm soát xuất khẩu ngoài một ít các nước nhỏ và các vùng lãnh thổ như San Marino, Andorra và Faroes.
Là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, EU đã lên kế hoạch tiêm chủng từ rất sớm. Trong năm 2020, EU đặt hàng 2 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 từ 6 nhà sản xuất và con số này hiện tiếp tục tăng lên gần 3 tỷ liều, cho tổng dân số của EU là 450 triệu người.
Tuy nhiên, hiện tại, sau hơn 3 tháng triển khai chiến dịch tiêm chủng, các nước EU đang có dấu hiệu rơi vào tình trạng hỗn loạn do việc thiếu hụt nguồn cung vaccine, chủ yếu do tiến độ bàn giao chậm trễ của hãng dược AstraZeneca.
Trong khi đó, dịch bệnh tại nhiều nước thành viên đang diễn biến hết sức phức tạp và tỷ lệ nhiễm mới tăng mạnh buộc chính quyền phải tái áp đặt các biện pháp hạn chế.
Trong khi EU gặp nhiều vấn đề trong kế hoạch triển khai tiêm chủng thì Anh, nước đã rời khỏi EU, lại đạt thành công lớn với gần 50% số người trưởng thành đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19.
Điều này đã làm gia tăng căng thẳng giữa EU và Anh, khi Anh đã nhập khẩu hàng triệu liều vaccine từ các nhà máy đặt tại các nước trong EU. Bà von der Leyen giải thích rằng điều này nhằm bảo vệ lượng vaccine khan hiếm cho chính công dân của khối, đồng thời bày tỏ mong muốn Anh cũng cung cấp vaccine.
Bà cũng cảnh báo sẽ cấm hãng dược phẩm AstraZeneca xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 nếu các nước thành viên EU không được ưu tiên nhận vaccine đầu tiên.
Theo Chủ tịch EC, công ty dược phẩm Anh-Thụy Điển nói trên mới chỉ giao 30% trong số 90 triệu liều vaccine AstraZeneca đã thỏa thuận trong quý I./.
>>WB sẽ triển khai chương trình vaccine tại 30 quốc gia vào cuối tháng 4
- Từ khóa :
- eu
- châu âu
- vaccine covid 19
- xuất khẩu vaccine
- AstraZeneca
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đức dự kiến cấp "hộ chiếu vaccine" vào ngày 1/6
08:04' - 24/03/2021
Chính phủ Đức ngày 23/3 tái khẳng định ủng hộ kế hoạch triển khai "hộ chiếu vaccine" của châu Âu, đồng thời cam kết đảm bảo có thể cấp chứng chỉ xanh kỹ thuật số này đúng thời điểm từ ngày 1/6 tới.
-
Hàng hoá
Pfizer đặt mục tiêu sản xuất các loại vaccine dựa trên công nghệ mRNA
07:52' - 24/03/2021
Giám đốc điều hành Pfizer, ông Albert Bourla cho biết hãng sẽ phát triển các loại vaccine mới sử dụng công nghệ mRNA để ngừa các virus và mầm bệnh khác ngoài SARS-CoV-2.
-
Kinh tế Việt Nam
Xem xét biện pháp phòng chống dịch phù hợp khi triển khai “hộ chiếu vaccine"
21:37' - 23/03/2021
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chỉ đạo toàn ngành thực hiện chế độ sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh, xem xét các biện pháp phòng chống dịch phù hợp khi triển khai “hộ chiếu vaccine”...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đứng trước nguy cơ thâm hụt kép sau 25 năm
17:18' - 27/05/2022
Theo nhận định của tờ Thời báo Hàn Quốc, nền kinh tế Hàn Quốc đang chứng kiến những dấu hiệu ngày càng rõ nét về thâm hụt thương mại, đã vượt mốc 10 tỷ USD, và dự kiến sẽ nhập siêu 3 tháng liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Điều kiện thương mại của Hàn Quốc rơi xuống mức tồi tệ nhất
16:30' - 27/05/2022
Theo Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK), các điều kiện thương mại của Hàn Quốc trong tháng 4/2022 ở mức tồi tệ nhất từ trước đến nay do giá nhập khẩu dầu mỏ và nguyên liệu tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
G7 đạt thỏa thuận từng bước từ bỏ nhiệt điện than
16:29' - 27/05/2022
Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã đạt các thỏa thuận cụ thể về việc từng bước từ bỏ sử dụng than để sản xuất điện và phát triển sản xuất năng lượng tái tạo.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ suy thoái
15:30' - 27/05/2022
Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ suy thoái, có thể là ngay trong năm nay. Để tránh bị tổn thất quá lớn về kinh tế, người Mỹ cần có sự chuẩn bị.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ nêu chính sách "cùng tồn tại và hợp tác" trong quan hệ với Trung Quốc
12:58' - 27/05/2022
Ngoại trưởng Mỹ Blinken thừa nhận quan hệ Mỹ-Trung Quốc là "một trong những mối quan hệ phức tạp và gây tác động nhất trên thế giới hiện nay".
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Mỹ Elon Musk đối mặt với cáo buộc "thao túng thị trường"
09:58' - 27/05/2022
Theo đơn kiện, hành vi "thao túng thị trường" của tỷ phú Musk đã khiến giá trị thị trường của Twitter mất 8 tỷ USD kể từ khi thương vụ mua lại được công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ ghi nhận số liệu kinh tế suy giảm
08:27' - 27/05/2022
Nền kinh tế Mỹ đã suy giảm trong ba tháng đầu năm 2022 mặc dù người tiêu dùng và doanh nghiệp tiếp tục chi tiêu với tốc độ ổn định.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh giác trước mọi nguy cơ bùng phát bệnh đậu mùa khỉ
07:53' - 27/05/2022
Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tuần kể từ khi phát hiện trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở Anh đến nay, thế giới đã ghi nhận hơn 200 ca nhiễm tại khoảng 20 quốc gia trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc trước nguy cơ giá tiêu dùng ở mức cao nhất trong 14 năm
21:15' - 26/05/2022
Chính phủ Hàn Quốc ngày 26/5 đã mở cuộc họp về kinh tế lần thứ hai nhằm rà soát các đối sách tiến tới ổn định giá tiêu dùng.