EU tìm cách đoàn kết để vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng
Ngày 5/9, Pháp và Đức, hai nền kinh tế hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU), tuyên bố sẽ hỗ trợ lẫn nhau để cùng vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng và đảm bảo đủ nguồn cung tối thiểu mùa Đông sắp tới.
Phát biểu với các phóng viên sau cuộc hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Pháp E.Macron cho biết nước này sẵn sàng vận chuyển thêm khí đốt cho Đức. Ngược lại, Đức cam kết sẽ cung cấp thêm điện cho Pháp nếu cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài trong suốt mùa Đông.
Tổng thống Pháp khẳng định ưu tiên các biện pháp đoàn kết trong EU để ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay, đòng thời cho rằng các phương thức mua chung khí đốt sẽ giúp có được mức giá rẻ hơn.
Về tình trạng giá năng lượng tăng cao trong EU, ông Macron đề xuất thiết lập các cơ chế kiểm soát hoạt động mua đầu cơ trong khối. Tổng thống Pháp ủng hộ biện pháp áp trần giá chung cho toàn EU với khí đốt mua từ Nga.
Dù khẳng định Pháp chưa khủng hoảng đến mức phải chia khẩu phần năng lượng nhưng Tổng thống Macron vẫn kêu gọi người dân thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng như giới hạn mức nhiệt sưởi ấm trong mùa Đông không quá 19 độ C để tránh tình trạng phải điều tiết hoặc cắt điện luân phiên.
Các Bộ trưởng Năng lượng châu Âu sẽ họp sau vài ngày tới để thảo luận về cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra.
Cũng trong ngày 5/9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cũng nêu các đề xuất sắp tới của ủy ban này nhằm giải quyết tình trạng giá năng lượng tăng cao gồm biện pháp áp giá trần đối với khí đốt Nga bán cho EU qua đường ống dẫn và hỗ trợ các nhà sản xuất điện đang đối mặt với tình trạng thanh khoản hạn hẹp.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, chia sẻ trên Twitter, bà von der Leyen nêu rõ Brussels đang tính toán các biện pháp bảo vệ người dân và ngành công nghiệp trước tình trạng giá khí đốt và giá điện tăng cao đang gây ra cú sốc kinh tế cho EU.
Chủ tịch Ủy EC cho biết các đề xuất sẽ giúp giảm giá khí đốt của Nga vận chuyển qua đường ống, hạn chế nhu cầu tiêu thụ điện và sử dụng doanh thu từ các công ty năng lượng để hỗ trợ người tiêu dùng và doanh nghiệp dễ bị tổn thương.
Ngày 5/9, giá khí đốt của EU đã tăng vọt sau khi Tập đoàn năng lượng Gazprom của ngày 2/9 thông báo đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 sẽ ngừng hoạt động vô thời hạn. EU cáo buộc phía Nga quyết định tạm dừng cung cấp khí đốt để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva liên quan cuộc xung đột ở Ukraine.
Tập đoàn Gazprom đã bác bỏ cáo buộc trên và nêu rõ việc nguồn cung bị cắt giảm là do các biện pháp trừng phạt của phương Tây cản trở năng lực vận hành hệ thống đường ống dẫn và các vấn đề kỹ thuật. Một số nước EU đang lo ngại nguy cơ Nga cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt cho khối này./.
>>>Thụy Sỹ: Tăng trưởng kinh tế chậm lại do thiếu hụt năng lượng, lạm phát tăng
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu có thể làm gì để giảm giá năng lượng?
08:12' - 06/09/2022
Mới đây Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết sẽ sớm công bố một đề xuất ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Nga thu gần 160 tỷ USD từ xuất khẩu năng lượng
07:59' - 06/09/2022
Ngày 6/9, Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch cho biết trong sáu tháng sau khi tiến hành chiến dịch tại Ukraine, Nga đã thu về 158 tỷ euro (khoảng 158 tỷ USD) từ xuất khẩu năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu nỗ lực giải quyết bài toán giá năng lượng
07:03' - 06/09/2022
Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu, khối này đang tính toán biện pháp bảo vệ người dân và ngành công nghiệp trước việc giá khí đốt và giá điện tăng cao, vốn đang gây ra cú sốc kinh tế cho Liên minh châu Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu chờ 3 quyết định thương mại của Tổng thống Mỹ
16:17'
Khi thời hạn ngày 1/8 cho việc áp dụng mức thuế cao đến gần, Tổng thống D. Trump chỉ còn một tuần để đưa ra một số quyết định thương mại quan trọng có thể định hình tương lai kinh tế Mỹ và toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Anh có thể mất hơn 16.000 triệu phú trong năm 2025
14:14'
Vương quốc Anh dự kiến sẽ mất khoảng 16.500 triệu phú trong năm 2025 – nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ "bật đèn xanh" cho thương vụ 8,4 tỷ USD trong ngành giải trí
13:49'
Thương vụ này đánh dấu sự kết thúc một kỷ nguyên của gia tộc Redstone.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil đẩy mạnh đàm phán với Mỹ về thuế quan
10:31'
Phó Tổng thống Brazil Geraldo Alckmin đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick nhằm tìm kiếm giải pháp cho kế hoạch của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico đầu tư Cảng biển Quốc gia trị giá 16 tỷ USD
08:35'
Chính phủ Mexico ngày 24/7 công bố Dự án Đầu tư Cảng biển Quốc gia trị giá 16 tỷ USD nhằm nâng cấp và mở rộng 6 cảng biển chiến lược.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ban hành chuẩn hóa an toàn xe đạp điện
20:02' - 24/07/2025
Trung Quốc vừa ban hành một loạt hướng dẫn nhằm đảm bảo việc thực thi hiệu quả các tiêu chuẩn an toàn quốc gia mới mang tính bắt buộc đối với xe đạp điện (e-bike).
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Đức thúc đẩy việc phê chuẩn EVIPA với Việt Nam
16:07' - 24/07/2025
Chính phủ Liên bang Đức đã chính thức trình Quốc hội CHLB Đức để phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế 50% nếu các đối tác không mở cửa thị trường
10:59' - 24/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gia tăng sức ép đối với các đối tác thương mại khi tuyên bố áp đặt mức thuế quan từ 15 - 50% đối với các nước không mở cửa thị trường cho hàng hóa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ra tối hậu thư thương mại trước hạn chót 1/8
10:28' - 24/07/2025
Trước thời hạn ngày 1/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các mức thuế quan đối ứng sẽ không dưới 15%. Phát biểu này cho thấy mức sàn thuế quan đối ứng của Mỹ đang được nâng lên.