EU và Nhật Bản có bị ảnh hưởng nếu căng thẳng tiền tệ Mỹ-Trung kéo dài?
Những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang được đẩy lên một nấc thang mới sau một loạt những diễn biến gần đây, từ lời đe dọa áp thêm thuế vào tháng Chín tới của Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tuần trước cho tới việc Trung Quốc để đồng nhân dân tệ (NDT) giảm xuống mức thấp nhất của 11 năm trong ngày 5/8.
Giới phân tích đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về những hậu quả kinh tế nghiêm trọng mà sự gia tăng căng thẳng này sẽ gây ra cho cả hai nước.
Nhưng ngoài Mỹ và Trung Quốc, sẽ có những nước khác cảm nhận được “sức nóng” từ cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Trong số đó, châu Âu và Nhật Bản có lẽ sẽ là những bên chịu thiệt hại không nhỏ.
Châu Âu lao đao
Theo giới chuyên gia, cả Mỹ và Trung Quốc đều có khả năng làm gia tăng hoặc dịu bớt những căng thẳng về thương mại và tiền tệ giữa hai nước.
Nhưng sau nhiều năm thực hiện chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng, Nhật Bản và châu Âu gần như không còn dư địa cho các biện pháp phòng thủ tài chính của riêng mình.
Châu Âu dường như “phớt lờ” đợt giảm lãi suất gần đây nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Thậm chí, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể "an lòng" khi quyết định hạ lãi suất mới đây của Fed đã khiến đồng USD mạnh hơn so với đồng euro - điều có lợi cho các nhà sản xuất vốn đang gặp nhiều khó khăn của châu lục này.
Nhưng nếu Mỹ thực hiện một loạt các động thái nới lỏng chính sách tiền tệ để đối phó với sự lao dốc của đồng NDT, đó sẽ lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Tại cuộc họp mới nhất, ECB đã phát tín hiệu về đợt giảm lãi suất sau mùa Hè và đề cập tới khả năng tái khởi động kế hoạch mua trái phiếu nhằm tạo đà đi lên cho kinh tế khu vực. Đây đều là những “phát súng chính sách” lớn của ECB, nhưng ngân hàng trung ương này hiện đã “hết đạn”.
Trong khi đó, đồng NDT yếu đi cũng là một tin rất xấu cho châu Âu. Như nhà phân tích thị trường tiền tệ Kit Juckes tại ngân hàng Soce Generale SA chỉ ra, đồng euro thậm chí tiếp xúc nhiều hoạt động thương mại với Trung Quốc hơn là những giao dịch bằng đồng USD.
Sự tăng giá không mong muốn của đồng euro nếu Trung Quốc và Mỹ cố ý làm suy yếu đồng tiền của chính họ sẽ là một thảm họa đối với các nhà chế tạo phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của châu Âu, thậm chí có thể khiến lục địa này rơi vào suy thoái.
Để hiểu được mức độ tồi tệ của điều này đối với châu Âu, hãy nhìn vào cường quốc công nghiệp Đức. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của nước này đóng góp gần một nửa Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), so với con số 12% cho Mỹ và 20% cho Trung Quốc.
Đức đang tiếp xúc nhiều hơn với thương mại quốc tế mặc dù nền kinh tế trong nước vẫn khá ổn định và nợ nần giảm.
Nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần cho biết rằng ông không có ý định đành cho người Đức hoặc các nhà sản xuất ô tô của họ bất kỳ ưu đãi nào.
Đối mặt với những trở lực như vậy, Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) hồi đầu tháng Sáu đã phải hạ dự báo tăng trưởng kinh tế nước này trong năm 2019 và 2020 xuống lần lượt 0,6% và 1,2%, thấp hơn nhiều so với mức dự báo tăng trưởng 1,6% cho cả năm 2019 và 2020 được đưa ra trước đó.
Nhật Bản gặp khó
Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, cũng sẽ phải hứng chịu những ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại mở rộng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong thời gian gần đây, đồng yen của Nhật Bản đã mạnh lên và đạt mức cao tương tự hồi đầu năm 2018 so với đồng USD, đồng thời trở lại mức định giá hồi năm 2016 so với đồng NDT.
Sự sụt giảm của đồng nội tệ Trung Quốc trong phiên ngày 5/8 đã khiến đồng yen tăng giá giữa lúc các nhà đầu tư chuyển hướng sang các kênh “trú ẩn an toàn”.
Với một số người, diễn biến này có lợi do nó xảy ra sau những lời phàn nàn kéo dài của Washington rằng đồng yen bị định giá thấp hơn thực tế.
Nhưng Nhật Bản là “chủ nợ” lớn nhất thế giới khi nắm giữ lượng tài sản nước ngoài ròng trị giá 3.200 tỷ USD vào năm ngoái.
Những nhà đầu tư của Nhật Bản đã gửi tiền của họ vào những kênh tài sản định giá bằng đồng USD ở nước ngoài để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.
Một khi đồng nội tệ của Nhật Bản mạnh lên, khoản lợi nhuận tính bằng đồng yen từ những kênh đầu tư đó cũng suy giảm, qua đó làm giảm thu nhập của các công ty và hộ gia đình tại nước này.
Nói cách khác, nó sẽ có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và gây thêm áp lực rất lớn cho Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe khi Tokyo đang nỗ lực hồi sinh nền kinh tế.
Về lý thuyết, không có "giới hạn cứng” đối với việc nới lỏng tiền tệ hơn nữa ở Nhật Bản hoặc các nơi khác. Lãi suất của ECB đã ở mức thấp hơn so với mức do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đề ra. Nhưng những biện pháp kích thích bổ sung thường đi kèm cái giá phải trả trong khi lợi ích giảm dần.
Các lựa chọn nới lỏng chính sách tiền tệ của BoJ đều mang tới ảnh hưởng phức tạp. Tăng lượng trái phiếu chính phủ do ngân hàng trung ương này nắm giữ sẽ tiếp tục giảm thanh khoản trên thị trường trái phiếu và có thể rất khó thực hiện nếu Tokyo không đẩy mạnh chi tiêu và phát hành trái phiếu.
Kế hoạch mua tài sản bổ sung sẽ làm gia tăng quan ngại về tính quản trị của doanh nghiệp, trong khi cắt giảm lãi suất sâu hơn xuống mức âm sẽ gia tăng áp lực đến lợi nhuận của ngành ngân hàng.
Việc BoJ từ bỏ nắm giữ lượng tài sản khổng lồ này trong tương lai cũng gây ra những vấn đề cho nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Đồng NDT không phải là một loại tiền tệ được “thả nổi” hoàn toàn, đồng nghĩa với việc Bắc Kinh về mặt danh nghĩa có thể kiểm soát nơi đồng tiền này sẽ hướng tới.
Trong khi Trung Quốc có thể phát đi tín hiệu rằng họ có thể “vũ khí hóa” đồng nội tệ của mình, thì đây mới là một “phát súng cảnh báo” của Bắc Kinh. Mỹ cũng còn những “đòn bẩy” để đáp trả các biện pháp của Trung Quốc.
Đáng tiếc là những nước đã thực hiện chính sách lãi suất âm và nới lỏng định lượng như EU và Nhật Bản sẽ hứng chịu nhiều tổn thất trong tranh chấp tiền tệ toàn cầu./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Trung Quốc phản đối Mỹ coi nước này thao túng tiền tệ
15:13' - 06/08/2019
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) ngày 6/8 tuyên bố Bắc Kinh kiên quyết phản đối quyết định của Mỹ coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ.
-
Ngân hàng
Đồng NDT xuống mức thấp nhất trong lịch sử
10:21' - 06/08/2019
Việc Mỹ chính thức coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ đã khiến đồng NDT trên thị trường hải ngoại rớt xuống mức thấp nhất chưa từng có trong phiên giao dịch ngày 6/8, ở mức 7,1265 NDT/USD.
-
Ngân hàng
Nhật Bản sẵn sàng can thiệp vào thị trường tiền tệ nếu đồng yen tăng giá mạnh
20:00' - 05/08/2019
Thứ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế của Nhật Bản Yoshiki Takeuchi cảnh báo các nhà đầu tư trước việc đẩy đồng yen tăng giá mạnh, cho thấy Tokyo sẵn sàng can thiệp vào thị trường tiền tệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
BVBank tăng vốn điều lệ lên gần 7.700 tỷ đồng, gia cố nền tảng tài chính
18:46' - 24/04/2025
Đây là một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của ngân hàng diễn ra ngày 24/4 tại Thành phố Vũng Tàu.
-
Ngân hàng
HDBank công bố chiến lược phát triển Tập đoàn HD Financial Group
18:08' - 24/04/2025
Năm 2025, Chủ tịch HDBank cho biết ngân hàng này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 21.179 tỷ đồng, tăng 27% so với năm trước, tổng tài sản gần 900.000 tỷ đồng, tăng 28%.
-
Ngân hàng
Agribank triển khai nhiều chương trình ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp bứt phá
14:30' - 24/04/2025
Với sự kết hợp giữa ưu đãi mở tài khoản và các gói tín dụng quy mô lớn, Agribank kỳ vọng năm 2025 sẽ là năm bứt phá của doanh nghiệp.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 24/4: Giá USD và NDT đồng loạt tăng
08:46' - 24/04/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank niêm yết ở mức 25.814 - 26.174 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 31 đồng ở cả hai chiều giao dịch.
-
Ngân hàng
Vietcombank và Vietnam Airlines hợp tác thu xếp vốn cho dự án đầu tư 50 máy bay thân hẹp
20:48' - 23/04/2025
Việc bổ sung 50 máy bay thân hẹp sẽ giúp Hãng hàng không Quốc gia tăng cường hiện diện tại các đường bay ngắn và trung bình trong khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á và thị trường nội địa.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 23/4: Đồng USD nhích tăng, NDT không nhiều biến động
08:52' - 23/04/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank hôm nay niêm yết ở mức 25.781 - 26.141 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 71 đồng ở cả hai chiều giao dịch so với sáng 22/4.
-
Ngân hàng
SHB sẽ chuyển nhượng nốt 50% vốn còn lại sớm hơn trong năm nay
20:20' - 22/04/2025
Quá trình chuyển nhượng 50% vốn còn lại tại Công ty Tài chính TNHH MTV SHB (SHBFC) cho đối tác chiến lược Krungsri của Thái Lan đang được đẩy nhanh và có thể hoàn tất trong năm nay.
-
Ngân hàng
Tư duy chủ động với tiền
14:23' - 22/04/2025
Sự kiện Ra mắt Bộ Công cụ Sinh lời của VPBank được livestream với tên gọi “Vẻ đẹp tiền ẩn” đã mở ra một góc nhìn khác biệt và giàu chiều sâu về tài chính cá nhân.
-
Ngân hàng
Đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm do quan ngại về Fed
13:15' - 22/04/2025
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số USD – thước đo sức mạnh đồng bạc xanh so với một giỏ gồm sáu đồng tiền chủ chốt – giảm 1,1%, xuống còn 97,923, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2022.