EU xem xét gây áp lực về thương mại với Campuchia
Ủy ban châu Âu (EC), chịu trách nhiệm điều phối chính sách thương mại của EU và các nước thành viên, cho biết quyết định bắt đầu quá trình này sẽ được công bố trên công báo của EU, khởi động một tiến trình dự kiến kéo dài đến tháng 8/2020.
Tiến trình này bao gồm sáu tháng theo dõi và đàm phán với Chính phủ Campuchia, tiếp đó là một khoảng thời gian nửa năm để EC đưa ra báo cáo và sau đó là quyết định về việc có rút lại các ưu đãi thương mại hay không.
Campuchia được hưởng lợi từ cơ chế thương mại "Tất cả mọi thứ trừ vũ khí" (EBA) của EU, cho phép các nước nghèo nhất thế giới bán bất kỳ loại hàng hóa nào, trừ vũ khí, miễn thuế vào khối.
Vào tháng 7/2018, EU đã cảnh báo Campuchia rằng họ có thể bị mất ưu đãi đặc biệt này, sau cuộc bầu cử với kết quả Thủ tướng Hun Sen tiếp tục nắm quyền. Ông đã lãnh đạo “đất nước chùa Tháp” từ năm 1985.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nói rằng Campuchia cho quyết định của EU không nằm ngoài dự kiến và lấy làm tiếc về quyết định của phía châu Âu.
EU hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia, chiếm tới 45% xuất khẩu của nước này trong năm 2018. Các nhà máy sản xuất hàng may mặc ở Campuchia sử dụng khoảng 700.000 công nhân và đây là mặt hàng chiếm một phần lớn lượng hàng xuất khẩu sang EU với trị giá khoảng 4,9 tỷ euro.
Phòng Thương mại châu Âu tại Campuchia, đại diện cho các doanh nghiệp châu Âu, cho rằng biện pháp này đi ngược lại với mục đích của các chương trình thương mại nhằm xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển vốn dễ bị tổn thương, đồng thời cho rằng chỉ có đối thoại là công cụ hiệu quả nhất.
Campuchia là đối tác sử dụng ưu tiên EBA lớn thứ hai của châu Âu, chỉ sau Bangladesh. Các doanh nghiệp và công đoàn của nước này kêu gọi EU không rút lại các ưu đãi và cho rằng quyết định như vậy sẽ gây tổn hại cho hàng triệu công nhân cũng như gia đình họ.
EC cho biết mục tiêu của họ là đảm bảo Campuchia cải thiện tình hình cho người dân, và việc rút các ưu đãi về thương mại chỉ là biện pháp cuối cùng.
Trong một thông cáo, Cao ủy EU phụ trách thương mại Cecilia Malmstrom tuyên bố cần nhận thức rõ ràng rằng động thái hôm nay không phải là quyết định cuối cùng và cũng không phải là kết thúc của tiến trình. Nhưng thời gian đã được tính toán và EU cần thấy một hành động cụ thể thực sự từ phía Campuchia./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Trung Quốc sẽ nhập khẩu 400.000 tấn gạo của Campuchia
11:14' - 22/01/2019
Theo FreshNews ngày 21/1, Trung Quốc sẽ viện trợ 600 triệu USD cho Campuchia và nhập khẩu 400.000 tấn gạo từ quốc gia Đông Nam Á này.
-
Thị trường
EU lại áp thuế với gạo từ Campuchia và Myanmar
17:07' - 17/01/2019
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 17/1 đã áp thuế đối với gạo nhập khẩu từ Campuchia và Myanmar nhằm hạn chế sự gia tăng lượng gạo nhập khẩu từ 2 nước này.
-
DN cần biết
EC chính thức áp thuế với gạo từ Campuchia và Myanmar
17:04' - 17/01/2019
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 17/1 đã áp thuế đối với gạo nhập khẩu từ Campuchia và Myanmar nhằm hạn chế sự gia tăng lượng gạo nhập khẩu từ 2 nước này.
-
Hàng hoá
Gạo nhập khẩu từ Campuchia và Myanmar có thể bị EU đánh thuế
19:37' - 16/01/2019
Trong thông báo mới đây, Hiệp hội Nông nghiệp Italy cho biết Ủy ban châu Âu (EC) gần như chắc chắn sẽ đánh thuế đối với gạo nhập khẩu từ Campuchia và Myanmar.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18'
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45'
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23'
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.