EU xem xét tác động của mối quan hệ đối tác giữa Microsoft và OpenAI
Trước khi trở nên nổi tiếng với ChatGPT, công ty khởi nghiệp công nghệ trên đã nhận khoản tài trợ trị giá hàng tỷ USD từ doanh nghiệp công nghệ Mỹ.
Sau khi kiểm tra sơ bộ, Ủy ban châu Âu (EC) nhận định quan hệ đối tác dựa trên khoản đầu tư trị giá 13 tỷ USD không đồng nghĩa là Microsoft đã nắm quyền kiểm soát OpenAI.
Ủy viên phụ trách cạnh tranh của EU, Margrethe Vestager, cho biết sau kết luận trên, EC sẽ chuyển trọng tâm xem xét, theo đó yêu cầu thêm thông tin từ Microsoft về thỏa thuận giữa hai công ty để đánh giá liệu các điều khoản độc quyền nhất định có tác động tiêu cực đến cạnh tranh hay không.
Bà Margrethe Vestager cho biết EU cũng tìm kiếm thêm thông tin về thỏa thuận của Google với Samsung để tích hợp phiên bản nhỏ của hệ thống AI, Gemini, trên một số thiết bị do công ty Hàn Quốc sản xuất.
EC còn đang tìm hiểu tác động của các hợp đồng là "thuê lại", tức là khi một doanh nghiệp mua lại một doanh nghiệp khác chủ yếu để thu hút nhân tài chủ chốt. Đầu năm 2024, Microsoft đã công bố một thỏa thuận thuê các nhân vật cấp cao từ Inflection, đang là đối thủ của OpenAI, trong đó có cả CEO của doanh nghiệp để lãnh đạo một đơn vị AI tiêu dùng mới được thành lập.
Tuy nhiên, không giống như sáp nhập, Inflection vẫn hoạt động như một doanh nghiệp độc lập. Điều này đồng nghĩa rằng hợp đồng cho thuê không phải thuộc diện điều tra sáp nhập truyền thống, vốn sẽ trao cho các cơ quan quản lý quyền ngăn chặn các thương vụ mua lại nếu ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh.
Không chỉ EU, các cơ quan quản lý của Mỹ và Anh cũng đang xem xét mối quan hệ hợp tác kiểu này.
Cuối tháng Năm vừa qua, EU tuyên bố thành lập "Văn phòng AI" gồm các chuyên gia công nghệ, luật sư và nhà kinh tế để quản lý công nghệ AI theo một luật mới được tin là sẽ mang lại những tác động sâu rộng.
EC cho biết việc thành lập Văn phòng AI để tạo thuận lợi cho việc phát triển, triển khai và sử dụng AI trong tương lai theo cách thúc đẩy đổi mới và lợi ích kinh tế-xã hội, đồng thời giảm thiểu rủi ro. Văn phòng này gồm 140 thành viên, trực thuộc EC- cơ quan có chức năng quản lý công nghệ của khối.
Theo Ủy viên EU phụ trách thị trường nội khối, Thierry Breton, văn phòng sẽ thúc đẩy một hệ sinh thái AI châu Âu có tính đổi mới, cạnh tranh và tôn trọng các quy tắc và giá trị của EU.
Trong khi đó, bà Margrethe Vestager, cho biết cùng với các nhà phát triển và cộng đồng khoa học, văn phòng sẽ đánh giá và thử nghiệm AI tổng quát để đảm bảo rằng AI phục vụ con người và duy trì các giá trị chung của EU.
Trong năm nay, sau những cuộc đàm phán kéo dài và căng thẳng, EU đã thông qua các quy tắc toàn diện đầu tiên trên thế giới để quản lý AI, đặc biệt là các hệ thống phổ biến như ChatGPT của OpenAI.
Dự luật được đề xuất lần đầu tiên vào năm 2021 và giới chức EU đã gấp rút thảo luận, thông qua luật này sau khi ChatGPT nhanh chóng trở nên phổ biến vào năm 2022, gây ấn tượng mạnh với người dùng trước khả năng sáng tạo văn bản mạch lạc, thậm chí là sáng tác cả các bài thơ trong vòng vài giây.
Luật của EU được gọi là "Đạo luật AI" có các quy tắc cứng rắn hơn đối với các hệ thống AI tổng quát như ChatGPT và áp dụng cách tiếp cận dựa trên đánh giá mức độ rủi ro của công nghệ.
Ví dụ, rủi ro đối với quyền lợi hoặc sức khỏe của người dân EU càng cao thì nghĩa vụ của hệ thống trong việc bảo vệ các cá nhân càng lớn. Các công ty sẽ phải tuân thủ luật mới của EU vào năm 2026, riêng các quy tắc bao trùm những mô hình AI như ChatGPT sẽ được áp dụng 12 tháng sau khi luật có hiệu lực.
Trước đó, EU đã mở một cuộc điều tra chính thức đối với Facebook và Instagram do nghi ngờ rằng hai nền tảng mạng xã hội thuộc sở hữu của Meta có thể dẫn đến "hành vi gây nghiện" ở trẻ em.
Cuộc điều tra được thực hiện theo Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA), một quy định mới buộc các công ty công nghệ lớn phải bảo vệ người dùng châu Âu trên không gian trực tuyến và ngăn chặn các nội dung bất hợp pháp. Đây là cuộc điều tra thứ hai của EU đối với Meta, sau một cuộc điều tra diễn ra vào tháng trước vì lo ngại Facebook và Instagram không hành động đủ mạnh để ngăn chặn thông tin sai lệch.
Ủy viên EU phụ trách thị trường nội khối Thierry Breton cho biết, có nghi ngờ rằng các nền tảng này có thể kích thích hành vi gây nghiện ở trẻ em, đồng thời lo ngại về hiệu ứng "hố thỏ" (rabbit hole), khi người dùng được cung cấp nội dung liên quan dựa trên thuật toán, có thể dẫn đến những nội dung nguy hiểm hơn.
Ủy ban cũng bày tỏ lo ngại về hiệu quả của các công cụ xác minh độ tuổi của Meta. DSA có các quy tắc nghiêm ngặt để bảo vệ trẻ em và đảm bảo quyền riêng tư và an ninh trực tuyến của các em. EU lo ngại rằng Meta có thể không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ này.
Đây chỉ là một trong số nhiều biện pháp mà EU thực hiện để siết chặt quản lý các công ty công nghệ lớn. Facebook và Instagram nằm trong số 23 nền tảng trực tuyến lớn phải tuân thủ DSA. Nếu vi phạm, họ có thể đối mặt với mức phạt lên tới 6% doanh thu toàn cầu hoặc thậm chí bị cấm hoạt động.
EU cũng đã mở các cuộc điều tra khác đối với TikTok, AliExpress và X (trước đây là Twitter) vì những lo ngại tương tự.
DSA cũng yêu cầu các nền tảng thương mại điện tử như AliExpress và Amazon phải nỗ lực hơn nữa để chống lại việc bán hàng giả và hàng bất hợp pháp trực tuyến.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
WSJ: Hai “ông lớn” Apple và Meta có khả năng sẽ hợp tác về trí tuệ nhân tạo
20:10' - 23/06/2024
Wall Street Journal cho biết các cuộc thảo luận vẫn chưa kết thúc và có thể đổ vỡ, đồng thời nhận định các thỏa thuận với Apple sẽ giúp các công ty AI có được mạng lưới phân phối rộng rãi.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy ứng dụng siêu trí tuệ nhân tạo vào doanh nghiệp
21:00' - 22/06/2024
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Bộ này đang tiến hành lấy ý kiến cho dự thảo Đề án thành lập Trung tâm đào tạo và ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo).
-
Doanh nghiệp
Trí tuệ nhân tạo: Nvidia trở thành công ty giá trị nhất thế giới
07:50' - 19/06/2024
Ngày 18/6, Nvidia đã vượt qua các công ty công nghệ khác để trở thành công ty giao dịch công khai có giá trị nhất thế giới, minh chứng cho thấy sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Công nghệ
Mỹ điều tra các công ty trí tuệ nhân tạo hàng đầu
07:30' - 08/06/2024
Theo tờ New York Times, các cơ quan chống độc quyền của Mỹ đang tiến hành điều tra về vai trò của Microsoft, OpenAI và Nvidia trong sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI).
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
CMC giới thiệu Hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin
09:03'
CMC Cyber Security vừa ghi dấu ấn với hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin tại Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024.
-
Công nghệ
Đà Nẵng đầu tư xây dựng thí điểm phòng học số, thư viện số
08:11'
Phòng học được đầu tư theo hình thức xã hội hóa, xây dựng thí điểm tại 3 trường gồm: Trung học Cơ sở Nguyễn Lương Bằng, Trung học Cơ sở Ngô Thì Nhậm và Tiểu học Phan Phu Tiên.
-
Công nghệ
Mate 70 - đối thủ mạnh với những tính năng vượt trội
07:15'
Theo kế hoạch, điện thoại Mate 70 của "ông lớn" công nghệ Trung Quốc Huawei sẽ lộ diện chính thức vào ngày 26/11 tại thị trường Trung Quốc.
-
Công nghệ
Microsoft khuyến khích người dùng Windows 10 mua máy tính mới
22:54' - 21/11/2024
Tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) đang khuyến khích người dùng chi tiền mua máy tính mới thay vì mở hầu bao để nhận được hỗ trợ.
-
Công nghệ
OpenAI sẽ cung cấp miễn phí ChatGPT Search
12:34' - 21/11/2024
ChatGPT Search là một công cụ tìm kiếm được tích hợp trong ChatGPT, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin và nhận câu trả lời trực tiếp từ chatbot này.
-
Công nghệ
Lợi nhuận của Nvidia vượt dự báo nhờ nhu cầu chip AI
11:18' - 21/11/2024
Nvidia - “gã khổng lồ” sản xuất chip của Mỹ thông báo đạt lợi nhuận 19 tỷ USD với doanh thu cao kỷ lục trong quý trước nhờ nhu cầu mua phần cứng cho phát triển công nghệ AI ngày càng tăng.
-
Công nghệ
Phần Lan đầu tư siêu máy tính mới
16:17' - 20/11/2024
Phần Lan đang mua một siêu máy tính quốc gia mới có tên Roihu, với kỳ vọng sẽ tăng gấp 3 nguồn lực siêu máy tính của quốc gia châu Âu này.
-
Công nghệ
Đầu tư hạ tầng và đảm bảo an toàn để phát triển internet Việt Nam
16:07' - 20/11/2024
Việt Nam chính thức gia nhập mạng internet toàn cầu năm 1997. Gần 30 năm qua, quy mô internet Việt Nam đã lớn hơn, kết nối internet ngày càng nhanh hơn và công nghệ ngày càng hiện đại hơn.
-
Công nghệ
Cao Bằng: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
11:10' - 20/11/2024
Cao Bằng có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản, có giá trị thương phẩm, lợi thế cạnh tranh cao.