Eurozone cần những biện pháp gì để ổn định nền kinh tế?
Nhà kinh tế cấp cao, giáo sư thuộc Đại học Columbia Adam Tooze ngày 25/5 cho hay Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu euro (Eurozone) sẽ cần các biện pháp ứng phó sáng tạo mới để ổn định nền kinh tế này, khi những tác động từ cuộc xung đột Nga – Ukraine tiếp tục lan rộng.
Một loạt sự kiện này cho thấy rằng sự sống còn của khu vực Eurozone phụ thuộc vào việc triển khai một loạt các biện pháp ứng biến mà các nước thực sự phải tiến hành thành công toàn bộ.
Gần đây nhất, vào năm 2020, các nhà lãnh đạo châu Âu đã đối phó với đại dịch COVID-19 với kế hoạch "Thế hệ Tiếp theo của EU". Các nước cùng vay hàng trăm tỷ euro để tài trợ cho quá trình phục hồi hậu đại dịch, song phải đảm bảo với các quốc gia thành viên bảo thủ nhất rằng đó chỉ là lần duy nhất. Mặc dù vậy, khoản vay chung vẫn chưa đến được mức hàng nghìn tỷ euro mà ông Tooze tin rằng là cần thiết để giảm bớt lo ngại về tình trạng nợ quốc gia, đồng thời tài trợ cho quá trình chuyển đổi xanh của lục địa. Bị ràng buộc bởi biến động địa chính trị và tác động của chúng đối với giá năng lượng và thực phẩm, lạm phát tăng vọt đang thúc đẩy Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiến tới việc kết thúc chương trình kích thích mua trái phiếu lớn kéo dài nhiều năm qua và nâng lãi suất ra khỏi vùng âm. Cả hai biện pháp can thiệp gây tranh cãi trên đều được thiết kế để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu do ECB đề ra, cũng như xoa dịu những lo lắng về các nước mắc nợ nhiều nhất của khu vực Eurozone. Tuy nhiên, châu Âu khó có thể hiện thực hóa những dự báo về sản lượng kinh tế - vốn đã khá yếu nếu ECB hạn chế nguồn cung tiền. Chính khả năng đó đã làm dấy lên những lo ngại cũ về nền kinh tế Eurozone. Quá trình suy thoái sẽ khiến các nhà đầu tư cùng chính phủ của khu vực Eurozone nhận ra rằng tình hình nợ thậm chí còn kém bền vững hơn so với trước dịch COVID-19 ở các nền kinh tế lớn như Italy (I-ta-li-a), Pháp và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, ông Tooze cho rằng cuộc xung đột Ukraine cũng chính là loại tình huống ngoại lệ có thể biện minh cho các giải pháp mới và sáng tạo của Eurozone. Theo gợi ý của giáo sư Tooze, với tư cách là các nhà sản xuất ngũ cốc lớn, châu Âu và Mỹ có thể tạo ra một số tác động nhanh chóng bằng cách loại bỏ hoàn toàn trợ cấp cho nhiên liệu sinh học làm từ cây trồng. Nhưng ông cũng thận trọng chỉ ra rằng thế giới phương Tây có lịch sử khá tệ về xử lý các vấn đề quản trị toàn cầu muộn màng. Vị giáo sư viện dẫn việc các nước tích trữ vaccine ngừa COVID-19 và thiếu các khoản giảm nợ cho nhóm quốc gia nghèo nhất bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Ông Tooze lập luận rằng trong số các tổ chức có thể hành động, Nhóm bảy quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) không có lợi thế vì họ chỉ đại diện cho một phần nhỏ dân số thế giới. Trong khi đó, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) từng được coi là cơ quan đằng sau các sáng kiến quản trị toàn cầu, và ít nhất Trung Quốc cùng Nga đều sẽ đồng ý tham gia những nỗ lực đó. Giờ đây, vị thế của G20 lại khá chênh vênh./.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Liệu euro có xuống ngang giá USD khi nguy cơ Eurozone suy thoái?
17:12' - 28/04/2022
việc đồng euro giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm đang làm dấy lên khả năng đồng tiền này sẽ đạt mức ngang giá so với đồng USD lần đầu tiên trong hai thập kỷ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ba công nghệ đột phá để truy xuất nguồn gốc thực phẩm
12:13'
Blockchain tạo ra luồng dữ liệu độc lập và có thể kiểm toán dọc theo chuỗi giá trị, qua đó đảm bảo tính xác thực.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Hàn Quốc tăng thấp hơn mục tiêu 2% trong ba tháng liên tiếp
08:28'
Giá tiêu dùng của Hàn Quốc - thước đo chính của lạm phát trong tháng 11/2024 đã tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK).
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn ác mộng" của dân công nghệ
08:06'
Tỷ lệ tuyển dụng trong ngành công nghệ tại Mỹ đã giảm giảm 27% do chính sách tuyển dụng “quá tay” của các công ty công nghệ trong giai đoạn hậu đại dịch và sự phát triển thần tốc của trí tuệ nhân tạo.
-
Kinh tế Thế giới
Nga cảnh báo hệ lụy nếu Mỹ buộc các nước sử dụng đồng USD
22:06' - 02/12/2024
Ngày 2/12, Điện Kremlin cảnh báo bất kỳ sức ép nào của Mỹ nhằm buộc các quốc gia sử dụng đồng USD sẽ phản tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia sẵn sàng hỗ trợ cho chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua trụ cột kinh tế ASEAN
21:56' - 02/12/2024
Trong năm giữ vị trí Chủ tịch ASEAN 2025 Malaysia sẽ định vị khu vực và đất nước mình là trung tâm năng động cho đầu tư, thương mại và công nghiệp, đặc biệt là trong việc giúp chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản
20:25' - 02/12/2024
Trong chuyến thăm Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ yết kiến Nhà Vua; hội đàm với Chủ tịch Thượng viện, gặp với Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, lãnh đạo tổ chức kinh tế lớn của Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng
16:51' - 02/12/2024
Sáng 2/12, sau lễ đón chính thức tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg Economics: Thị trường việc làm của Mỹ có thể phục hồi
16:18' - 02/12/2024
Số việc làm tại Mỹ có thể gia tăng trong tháng 11/2024, sau khi các cơn bão lớn và cuộc đình công kéo dài ảnh hưởng đến tăng trưởng việc làm tháng trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp tục hạn chế xuất khẩu với chip Trung Quốc
15:09' - 02/12/2024
Mỹ có kế hoạch áp lệnh trừng phạt lớn thứ ba đối với ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc, hạn chế xuất khẩu cho 140 công ty, trong đó có Naura Technology Group, Piotech và SiCarrier Technology.