FAO: Giá lương thực thế giới tăng lên mức cao nhất trong 10 năm qua
Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) ngày 7/10 cho biết giá lương thực thế giới trong tháng 9 vừa qua tiếp tục tăng tháng thứ 2 liên tiếp, lên mức cao nhất trong 10 năm qua, chủ yếu do đà tăng của giá ngũ cốc và dầu thực vật.
Báo cáo của cơ quan có trụ sở tại Rome (Italy) cũng dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu sẽ đạt mức kỷ lục vào năm 2021.
Chỉ số giá thực phẩm của FAO - công cụ theo dõi giá cả trên thị trường quốc tế của các mặt hàng thực phẩm được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu - đạt mức trung bình 130,0 điểm trong tháng 9 vừa qua - mức cao nhất được ghi nhận kể từ tháng 9/2011.
So với cùng kỳ năm ngoái, giá lương thực đã tăng 32,8% trong tháng 9. Giá hàng hóa nông nghiệp đã tăng mạnh trong năm 2020, do mất mùa trong khi nhu cầu tăng cao ở thị trường Trung Quốc.
Chỉ số giá ngũ cốc của FAO trong tháng 9 đã tăng 2,0% so với tháng trước đó, chủ yếu là nhờ mức tăng gần 4% của giá lúa mì, khi hoạt động xuất khẩu bị hạn chế trong khi nhu cầu lại gia tăng mạnh mẽ.
Giá dầu thực vật thế giới cũng tăng 1,7% trong tháng vừa qua, và đạt mức tăng tăng hàng năm khoảng 60%, trong bối cảnh giá dầu cọ tăng do nhu cầu nhập khẩu mạnh mẽ và những lo ngại về tình trạng thiếu hụt lao động ở Malaysia.
Giá đường toàn cầu tăng 0,5% trong tháng 9, do lo ngại về tình hình thời tiết bất lợi cho mùa màng ở Brazil - nước xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Đối với sản xuất ngũ cốc, FAO đã dự đoán một vụ mùa kỷ lục của thế giới với 2,800 tỷ tấn vào năm 2021, tăng nhẹ từ mức ước tính 2,788 tỷ tấn được đưa ra trước đó./.
>>Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo có xu hướng tăng
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Giá lương thực tăng cao: Yếu tố thổi bùng bất ổn xã hội ở châu Phi
06:30' - 02/10/2021
Kể từ khi COVID-19 bùng phát, giá lương thực toàn cầu đã tăng vọt, gây áp lực lên các quốc gia mong manh nhất trên thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nguồn cung cà phê toàn cầu có thể phục hồi trong ba năm tới
07:36'
Nguồn cung cà phê toàn cầu hiện đang eo hẹp do tình trạng thâm hụt sản lượng kéo dài nhiều năm, do tác động của tình hình thời tiết khắc nghiệt.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trước thềm cuộc họp OPEC+
15:32' - 04/07/2025
Trong phiên giao dịch chiều 4/7, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 35 xu Mỹ, xuống còn 68,45 USD/thùng. Trong khi , giá WTI giảm 25 xu Mỹ, còn 66,75 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp bật tăng
09:51' - 04/07/2025
Giá nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đã quay đầu bật tăng, trong đó, giá đường tăng vọt tới 5%.
-
Hàng hoá
Hai nhân tố đẩy giá dầu thế giới đi xuống phiên 3/7
08:10' - 04/07/2025
Thời hạn tạm dừng áp thuế quan cao hơn của Tổng thống Donald Trump sẽ kết thúc vào ngày 9/7, trong khi một số đối tác thương mại lớn như Liên minh châu Âu và Nhật Bản vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu
19:56' - 03/07/2025
Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, các sản phẩm dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ...
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống do bất ổn thuế quan
17:12' - 03/07/2025
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 3/7 sau khi tăng 3% trong phiên trước đó do các nhà đầu tư lo ngại Mỹ có thể tái áp thuế cao hơn.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh từ 15 giờ ngày 3/7
15:09' - 03/07/2025
Chiều 3/7, giá xăng dầu tiếp tục giảm mạnh theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
-
Hàng hoá
Lực mua áp đảo, tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường hàng hóa
10:26' - 03/07/2025
Tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường năng lượng khi Tổng thống Mỹ cho biết đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Thị trường kim loại cũng khởi sắc với 10 mặt hàng chốt phiên tăng giá
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng vọt 3% phiên 2/7
08:17' - 03/07/2025
Giá dầu phiên 2/7 đã tăng vọt 3% sau khi Iran đình chỉ hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, cùng với thông tin Mỹ-Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại.