Fed cảnh báo tăng trưởng kinh tế đình trệ vì chiến tranh thương mại
Đó là lời cảnh báo được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra trong báo cáo chính sách tiền tệ 6 tháng đầu năm của cơ quan này.
Theo báo cáo, hệ thống tài chính của Mỹ ngày nay đã “kiên cường” hơn so với giai đoạn trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi tốc độ tăng trưởng vững vàng và thị trường việc làm hoạt động tốt.Tuy nhiên, báo cáo cũng ghi nhận những rủi ro liên quan đến căng thẳng kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tháng 5/2019, Mỹ đã điều chỉnh tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Trong khi đó, mặc dù các cuộc thương lượng giữa hai nước đã được "hồi sinh", song Mỹ vẫn có thể áp dụng các khoản thuế bổ sung nếu hai bên không đạt được một giải pháp toàn diện. Theo Fed, những quyết định về thuế quan mới nhất “dường như đã làm giảm hoạt động giao thương ở Mỹ, cũng như ở các nơi khác, trong khi những bất ổn xung quanh các chính sách thương mại có thể khiến các công ty trì hoãn quyết định đầu tư của mình”. Trong bối cảnh đó, Fed đã chuyển hướng từ kế hoạch tăng lãi suất dần dần và ổn định sang một cách tiếp cận kiên nhẫn hơn.Kết quả là lãi suất tại Mỹ đã không thay đổi kể từ tháng 12/2018, mặc dù các nhà hoạch định chính sách đã ra tín hiệu rằng họ sẽ cắt giảm lãi suất sớm.
Theo quan điểm của Fed, trong khi hoạt động sản xuất ở nhiều nền kinh tế tiên tiến đã sụt giảm và dòng chảy hàng hóa chậm lại, việc xác định nguyên nhân cụ thể là khó khăn bởi ngoài thương mại, các yếu tố như nhu cầu yếu đi đối với sản phẩm công nghệ và một vài yếu tố phát sinh từng lần cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Ngoài ra, việc tỷ lệ lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ở mức thấp hơn so với mong muốn của Fed cũng là một mối lo.Một tỷ lệ lạm phát vừa phải là điều mà mọi chuyên gia kinh tế đều mong muốn bởi nó sẽ giúp người tiêu dùng và các công ty dễ dàng hơn khi trả nợ, đồng thời giúp Fed có nhiều “đất trống” với các kế hoạch giảm lãi suất trong trường hợp kinh tế suy thoái.
Bên cạnh đó, Fed cũng trích dẫn các rủi ro tiềm ẩn đối với sự ổn định tài chính, bao gồm một số yếu tố bên ngoài như nguy cơ nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) mà không có thỏa thuận, những thách thức tài chính ở Italy, ngưỡng nợ cao ở Trung Quốc và khả năng leo thang của cuộc chiến thương mại với Mỹ. Báo cáo của Fed cho biết các chỉ số tăng trưởng từ khắp nơi trên thế giới đã gây thất vọng, làm dấy lên mối quan ngại về sức mạnh kinh tế toàn cầu.Báo cáo viết: “Có một số dấu hiệu cho thấy tiêu chuẩn tín dụng đối với các khoản vay đòn bẩy mới là yếu và đang có chiều hướng xấu đi trong 6 tháng qua”.
Bên cạnh đó, sự chậm lại trong các hoạt động kinh tế cũng có thể gây ra rủi ro đáng chú ý cho người vay và chủ nợ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ suy giảm
06:30' - 30/06/2019
Các vấn đề phức tạp trên thế giới, đặc biệt là chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, khủng hoảng hạt nhân Iran hay vấn đề Brexit, tiếp tục là những yếu tố tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng vững chắc
21:30' - 27/06/2019
Báo cáo mới nhất của Chính phủ Mỹ công bố ngày 27/6 cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới trong quý I/2019 vẫn đạt tăng trưởng vững chắc ở mức 3,1% - tương tự như ước tính đưa ra hồi tháng trước.
-
Kinh tế Thế giới
Fed xem xét lại chính sách lãi suất trước triển vọng “kém sáng” của kinh tế Mỹ
11:11' - 26/06/2019
Fed đang đối mặt với một vấn đề là liệu những bất ổn trên có tiếp tục tác động tới triển vọng kinh tế Mỹ và cơ quan có cần phải hành động hay không.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng chậm lại do thương chiến Mỹ - Trung
20:26' - 23/06/2019
Căng thẳng thương mại kéo dài tác động đến nền kinh tế Mỹ và sẽ còn gây tổn hại nghiêm trọng hơn trong tương lai, theo ông John Ross, nguyên Giám đốc mảng chính sách kinh tế và kinh doanh của London.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm hơn dự báo
10:41' - 21/06/2019
Trong sáu tháng đầu năm 2019, tăng trưởng kinh tế thế giới chậm hơn dự báo, do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, khủng hoảng hạt nhân Iran và Brexit bế tắc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.