Fed có vai trò như thế nào trong nền kinh tế Mỹ?
Với vai trò giám sát kinh tế Mỹ, những chính sách mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hay còn được biết đến là Ngân hàng Trung ương Mỹ có vai trò quan trọng trong việc điều tiết chính sách tiền tệ của Mỹ, giúp nền kinh tế lớn nhất thế giới này ổn định và phát triển.
Trong những năm qua, Fed đã phát huy tốt vai trò của mình nhằm củng cố nền kinh tế Mỹ trước những rủi ro thông qua việc ổn định giá cả và điều chỉnh lãi suất dài hạn.
Chính vì vậy, bất cứ động thái nào của Fed trong việc tăng hay giảm lãi suất cũng có tác động lớn tới nền kinh tế Mỹ nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung.
* Quyết đoán trong chính sách Sau cuộc đại suy thoái năm 2008, Fed đã cắt giảm lãi suất cho vay xuống mức 0% với nỗ lực vực dậy nền kinh tế nước Mỹ.Trong một vài năm sau, Mỹ vẫn cố gắng duy trì lãi suất thấp đối với một số khoản vay doanh nghiệp và thế chấp mua ô tô. Tuy nhiên, bốn năm trước, Fed bắt đầu tăng lãi suất dần dần để đưa chúng trở lại mức bình thường hơn.
Điều đó sẽ giúp Fed có thêm cơ hội cắt giảm lãi suất nếu nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, chẳng hạn như thời điểm hiện tại, hoặc khi kinh tế rơi vào suy thoái.
Fed cũng tăng lãi suất khi lạm phát trở nên quá cao hoặc không ổn định và năm 2018 là một ví dụ.
Với những dấu hiệu khả quan, như nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh, thị trường việc làm tiếp tục cải thiện, Fed đã quyết định tăng lãi suất 4 lần liên tiếp nhằm giảm đà kích thích kinh tế của chính sách tiền tệ bởi theo các nhà hoạch định chính sách của Fed, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn mức được xem là bền vững.Là một trong số ít các ngân hàng Trung ương trên thế giới không chịu bất cứ sự kiểm soát hay quyết định nào từ Chính phủ nên các quyết sách được Fed đưa ra không phục vụ bất kỳ nhóm lợi ích nào mà chỉ phục vụ lợi ích của người dân và các lợi ích công cộng.
Việc Fed tăng hay giảm lãi suất được điều chỉnh phù hợp với thực trạng của nền kinh tế Mỹ. Đồng thời đảm bảo việc tăng lãi suất không diễn ra quá nhanh làm kìm hãm tăng trưởng quá mức cần thiết, hoặc quá chậm khiến nền kinh tế phát triển quá "nóng" kéo theo nguy cơ lạm phát, giá cả tăng cao.Điều này lý giải tại sao dù phải đối mặt những chỉ trích gay gắt từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, người nhiều lần cáo buộc Fed nâng lãi suất gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ, hay những lo ngại của giới chuyên gia về nguy cơ nền kinh tế sẽ rơi vào thời kỳ khó khăn trong năm 2019 khi tác động của "cú hích" tài chính từ chính sách chi tiêu và gói cắt giảm thuế 1.500 tỷ USD của Chính phủ giảm dần và kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, Fed vẫn quyết tâm giữ vững sự độc lập trong việc hoạch định chính sách tiền tệ và vẫn tăng lãi suất liên tiếp trong năm 2018.
Thậm chí, Fed còn dự kiến sẽ có thêm hai lần nâng lãi suất trong năm 2019 khi cho rằng kinh tế Mỹ tiếp tục vận hành tốt và không còn cần đến sự hỗ trợ của Fed thông qua việc nới lỏng chính sách.
* Thay đổi để "bắt nhịp" với nền kinh tế
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay với những biến động mạnh của thị trường cũng như cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc chưa có hồi kết, bước sang năm 2019 Fed đã thay đổi đáng kể lập trường thắt chặt chính sách tiền tệ đã được thực hiện trong suốt 5 năm qua, từ liên tục tăng lãi suất sang giữ nguyên lãi suất và cắt giảm lãi suất. Trong quý I/2019, Fed đã giữ quan điểm thận trọng hơn giữa những dấu hiệu về sự giảm tốc của kinh tế Mỹ và quyết định ngừng tăng lãi suất của Fed nhằm bảo vệ và hỗ trợ tích cực nền kinh tế Mỹ trước những bất ổn kinh tế gia tăng từ cuộc xung đột thương mại, giảm áp lực dòng chảy rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như năm 2018.Mục tiêu của Fed là duy trì lạm phát ở mức 2% lâu nhất để thúc đẩy một nền kinh tế mạnh mẽ, tạo thêm việc làm và nâng cao mức sống cho người Mỹ.
Bước sang quý II/2019, báo cáo thường kỳ của Bộ Lao động Mỹ cho thấy khu vực phi nông nghiệp của nước này chỉ tạo thêm 75.000 việc làm mới trong tháng 5/2019, ít hơn nhiều so với mức dự báo 185.000 việc làm mới mà giới phân tích đưa ra trước đó - một dấu hiệu cho thấy hoạt động trong nền kinh tế Mỹ đang mất đà.Thêm vào đó, các số liệu khác của kinh tế Mỹ như doanh thu bán lẻ, sản lượng ngành chế biến-chế tạo và chi mua sắm của các hộ gia đình… đều cho thấy sự yếu đi.
Trước tình hình đó, Fed đã đưa ra hành động phù hợp để duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế như tuyên bố trước đó là cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 10 năm với mức 0,25 điểm phần trăm, tương đương với mức tăng lãi suất mỗi lần của Fed trong chuỗi 9 lần nâng lãi suất từ năm 2015 đến năm 2018.
Theo Fed, việc cắt giảm lãi suất là cần thiết để duy trì chuỗi tăng trưởng kinh tế kéo dài kỷ lục của nước Mỹ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại và là động thái đi trước nhằm chống lại bất cứ cú sụt giảm tiềm năng nào trong tương lai.
Trả lời phỏng vấn báo giới mới đây, Chủ tịch Fed chi nhánh St. Louis, ông James Bullar, cho rằng lãi suất của Mỹ hiện đang ở "ngưỡng hợp lý" và tỏ ra không mấy kỳ vọng về một đợt cắt giảm khác sớm hơn, bất chấp áp lực liên tiếp từ Tổng thống Trump về vấn đề này. Theo ông Bullard, sau khi giảm lãi suất lần đầu tiên trong một thập kỷ qua hồi tháng trước, các nhà hoạch định chính sách của Fed đã “góp chút sức lực” để giúp kinh tế Mỹ đối phó với những yếu tố bất ổn xung quanh các cuộc chiến thương mại. Giờ đây, Fed sẽ theo dõi cách nền kinh tế phản ứng như thế nào trước khi quyết định động thái tiếp theo. Theo giới phân tích, nếu kinh tế Mỹ giảm tốc do ảnh hưởng từ việc áp đặt, trả đũa thuế quan từ các đối thủ thương mại của Mỹ, chắc chắn Fed sẽ cân nhắc tiếp tục nới lỏng chính sách và cắt giảm lãi suất, không chỉ một mà thậm chí là hai lần trong năm 2019. Vấn đề ở chỗ ngưỡng nào sẽ kích hoạt lần cắt giảm lãi suất tiếp theo của Fed. Với việc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát, các nhà hoạch định chính sách của Fed dự đoán lãi suất liên bang sẽ ổn định cho tới cuối năm 2019.Theo Chủ tịch Fed Jerome Powell, đợt cắt giảm lãi suất trong tháng Bảy vừa qua không phải điểm bắt đầu một chu kỳ giảm lãi suất mới.
Dù Fed có quyết định tăng hay giữ nguyên lãi suất, những thông điệp dự báo nhất quán dựa trên các chỉ báo kinh tế được cập nhật có hệ thống, thường xuyên cũng đã giúp thị trường Mỹ chuẩn bị tốt trước mọi hoàn cảnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Tăng thuế nhập khẩu hàng hoá khiến giá cả tăng cao
14:00' - 18/08/2019
Theo Fed, các quyết định tăng thuế nhập khẩu gần đây của Mỹ dường như khiến giá cả thị trường tăng cao, đồng thời làm giảm lợi nhuận của các công ty sản xuất và dịch vụ.
-
Ngân hàng
Tổng thống Mỹ tiếp tục hối thúc Fed hạ lãi suất mạnh hơn và nhanh hơn
14:49' - 08/08/2019
Viết trên trang Twitter ngày 7/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục yêu cầu Cục Dự trữ Liên bang (Fed) phải tăng cường kích thích cho nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump yêu cầu FED cắt giảm lãi suất
07:37' - 08/08/2019
Ngày 7/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) phải cắt giảm lãi suất cơ bản mạnh hơn và nhanh hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh của nước này với các quốc gia khác.
-
Kinh tế Thế giới
Cố vấn thương mại Mỹ: FED phải hạ lãi suất ít nhất thêm 0,75%
18:02' - 07/08/2019
Ngày 6/8, cố vấn thương mại Peter Navarro cho rằng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nên cắt giảm mạnh lãi suất cơ bản để phù hợp với các nền kinh tế khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Agribank: Lợi nhuận tăng nhờ chi phí lãi vay giảm mạnh
13:45'
Kết thúc năm 2024, tổng tài sản của Agribank đạt hơn 2,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,3% so với cuối năm 2023.
-
Ngân hàng
Đồng nội tệ của các nước phát triển lên giá sau thông báo thuế quan của Mỹ
11:22'
Đồng tiền của các quốc gia đang phát triển đã ghi nhận ngày tăng giá tốt nhất trong hơn hai tuần, giữa lúc đồng USD lao dốc sau thông báo thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
-
Ngân hàng
Agribank công bố Quyết định bổ nhiệm nhân sự cấp cao
11:13'
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Tô Huy Vũ - Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế NHNN giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank kể từ ngày 03/4/2025.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 4/4: Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh tỷ giá trung tâm
08:52'
Tỷ giá trung tâm giữa Đồng Việt Nam (VND) so với Đô la Mỹ (USD) hôm nay 4/4 bật tăng mạnh.
-
Ngân hàng
Đồng USD giảm mạnh, nhà đầu tư đổ xô vào tài sản trú ẩn an toàn
21:22' - 03/04/2025
Chỉ số đồng USD - được coi là thước đo "sức khỏe" của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác - phiên này giảm 1,6% xuống 102,03 - mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10/2024.
-
Ngân hàng
Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
19:19' - 03/04/2025
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Khu vực 8, đến cuối tháng 2/2025, dư nợ của các tổ chức tín dụng tại Khu vực 8 đạt 535.688 tỷ đồng, tăng 7.957 tỷ đồng, bằng 1,5% so với cuối năm 2024.
-
Ngân hàng
VPBank hợp tác với GTEL: công nghệ chắp cánh cho sản phẩm tài chính
15:31' - 03/04/2025
VPBank và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá.
-
Ngân hàng
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
15:24' - 03/04/2025
Mức lãi suất cố định chỉ 5,5%/năm trong 3 năm đầu, thấp hơn đáng kể so với mặt bằng chung của thị trường, giúp khách hàng yên tâm lên kế hoạch dài hạn mà không lo biến động lãi suất.
-
Ngân hàng
Điểm giao dịch xanh Agribank - vì mục tiêu phát triển bền vững
10:38' - 03/04/2025
Agribank không xem “Điểm giao dịch xanh” là một phong trào ngắn hạn mà là nền móng cho chiến lược phát triển dài hơi, hướng tới xây dựng một hệ sinh thái ngân hàng bền vững.