Fed nâng lãi suất gây sức ép lên Mỹ và các nền kinh tế mới nổi
Lần đầu tiên trong gần 8 năm qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất. Bước đi này đã được dự báo trong bối cảnh nền kinh tế số một thế giới đã đón nhận nhiều tín hiệu khởi sắc trong hầu hết các lĩnh vực chủ chốt từ công nghiệp, nhà đất, chế tạo cho tới dịch vụ...
Thị trường lao động Mỹ tiếp tục đón nhận tín hiệu tích cực và các thị trường tài chính-chứng khoán được đánh giá là đủ “sức khỏe” để chấm dứt thời kỳ ảm đạm sau cuộc suy thoái 2007-2009.
Từ năm 2014, Fed đã bắt đầu điều chỉnh chính sách tiền tệ như chấm dứt mua trái phiếu kho bạc và chứng khoán thế chấp, đồng thời đặt ra tiêu chí cho các bước tăng lãi suất khi nhận thấy một số tín hiệu tích cực trong thị trường lao động và lạm phát sẽ tăng tới mục tiêu 2% trong trung hạn.
Một số nhà phân tích cho rằng Fed nên duy trì chính sách tăng trưởng hợp lý, kiên trì lạm phát thấp trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu yếu và áp lực chống lạm phát cao.
Họ lưu ý rằng Fed đã thống nhất về dự báo tăng trưởng, lạm phát và cần chờ đợi đến khi lạm phát thực sự gia tăng để tạo cơ hội lớn hơn cho những người thất nghiệp và thiếu việc làm.
Tuy nhiên, do lo ngại về nguy cơ không giữ được mục tiêu lạm phát và các biến dạng có thể có trong các thị trường tài chính khi giữ lãi suất gần bằng 0, một số chuyên gia kinh tế đã đề nghị Fed nên tăng lãi suất cơ bản từ đầu năm 2015.
Theo các chuyên gia, dù đã có thời gian chuẩn bị để “làm quen” với mức lãi suất mới, người dân và các công ty Mỹ cũng sẽ không thể tránh khỏi những tác động.
Trước tiên, việc nâng lãi suất liên ngân hàng sẽ khiến khách hàng phải chịu những mức lãi suất cao hơn khi đi vay tiền; đồng USD tăng giá ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa; tiền có xu hướng rút khỏi thị trường cổ phiếu để đổ vào trái phiếu.
Ngoài ra, lãi suất tăng cũng sẽ ảnh hưởng tới người tiêu dùng theo nhiều cách khác nhau. Việc người dân vay tiền để mua ô tô, thanh toán thẻ tín dụng hay mua nhà có thế chấp sẽ trở nên tốn kém hơn, do đó nhiều khả năng doanh số bán những mặt hàng như ô tô, nhà ở sẽ giảm.
Hệ quả là các công ty giảm bớt hoạt động đầu tư và tuyển dụng lao động, khiến sức ép tăng lương giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng và dẫn đến chi tiêu tiêu dùng sụt giảm. Những ảnh hưởng này có nguy cơ kìm hãm hoạt động của nền kinh tế đầu tàu thế giới.
Việc FED nâng lãi suất cũng gây áp lực đối với một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.
Chuyên gia Christine Rifflart của Viện Nghiên cứu Pháp OFCE nhận định các nền kinh tế đang nổi đã vận hành rất tốt khi Fed vẫn giữ chính sách tiền tệ “nới lỏng”, song với việc thay đổi lãi suất lần này, nhiều trong số các nền kinh tế, hiện đang vật lộn với tốc độ tăng trưởng trì trệ, sẽ có lý do phải lo lắng.
Khi lãi suất tại Mỹ tăng thì chi phí vay mượn bằng đồng USD sẽ tăng lên và gây khó khăn cho chính phủ cũng như doanh nghiệp các nước có xu hướng vay mượn nhiều bằng đồng tiền này.
Những nền kinh tế mới nổi cũng sẽ đối mặt với nguy cơ "chảy máu" vốn bởi những nước này có thể sẽ phản ứng bằng cách tăng lãi suất trong nước vốn đã ở mức rất cao.
Ngoài ra, các nước khai thác dầu mỏ - một mặt hàng được định giá bằng "đồng bạc xanh", vốn bị tổn hại bởi giá dầu thô sụt giảm xuống mức thấp nhất trong 7 năm qua, cũng phải đối phó với tác động từ việc Mỹ tăng lãi suất khiến đồng USD tăng giá.
Tuy nhiên, vẫn còn những ý kiến lạc quan hơn xung quanh động thái Fed tăng lãi suất. Các nhà phân tích nhận định mức tăng rất nhẹ trước mắt có lẽ sẽ không tác động nhiều đến người dân cũng như nền kinh tế Mỹ và vẫn giúp Mỹ đạt được mục tiêu là duy trì nền kinh tế tăng trưởng ở tốc độ bền vững, không gây lạm phát trên 2%.
Đối với các nền kinh tế mới nổi, tổ chức nghiên cứu Capital Economics cho rằng các thị trường này "được đánh giá cao về khả năng đối phó với việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ” bởi bằng chứng trước đây cho thấy “việc Mỹ chuẩn bị tăng lãi suất không kích động các nhà đầu tư rút vốn khỏi các nước này”.
Động thái điều chỉnh lãi suất lần này của Fed là tín hiệu mở đường cho những lần tăng lãi suất tiếp theo vào năm sau. Mặc dù Fed cam kết rằng việc nâng lãi suất sẽ được thực hiện từng bước nhằm tránh tác động tiêu cực, nhưng điều quan trọng là các nước cần sẵn sàng có những điều chỉnh của riêng mình nhằm thích ứng với những điều chỉnh đó./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Thị trường ngoại tệ vẫn ổn định sau quyết định của Fed
10:07' - 17/12/2015
Thị trường ngoại tệ trong nước hầu như không có biến động sau Quyết định nâng lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Giá đô la Mỹ vẫn được các ngân hàng thương mại niêm yết ở mức kịch trần.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Âu - Mỹ rủ nhau đi lên sau quyết định lịch sử của Fed
10:04' - 17/12/2015
Màu xanh đã bao phủ trên hầu khắp các sàn chứng khoán tại châu Âu và Mỹ trong phiên giao dịch ngày 16/12 sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố quyết định tăng lãi suất.
-
Kinh tế Thế giới
Fed nâng lãi suất lần đầu tiên sau gần một thập kỷ
04:21' - 17/12/2015
Ngày 16/12 theo giờ Mỹ (sáng 17/12 theo giờ Việt Nam), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập kỷ thêm 0,25 điểm phần trăm lên 0,25-0,5%.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức Fed lạc quan về kinh tế Mỹ
19:14' - 16/12/2015
Các quan chức Fed lạc quan rằng thị trường việc làm của Mỹ đã dần ổn định, trong khi nhu cầu tiêu dùng trong nước khởi sắc, dẫn đến nhu cầu tăng lương, sẽ là những yếu tố đẩy lạm phát lên cao
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58' - 27/04/2025
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58' - 27/04/2025
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43' - 27/04/2025
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13' - 27/04/2025
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48' - 27/04/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.