Fed tăng lãi suất sẽ tác động thế nào đến nền kinh tế và người dân Mỹ?
Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC), hội đồng gồm các quan chức Fed chịu trách nhiệm thiết lập chính sách tiền tệ, đã tăng lãi suất liên bang thêm 0,25 điểm phần trăm lên phạm vi 0,25 - 0,5%.
Phạm vi này được thiết lập trong khoảng từ 0-0,25% vào tháng 3/2020 để kích thích nền kinh tế với chi phí đi vay thấp. Hai năm sau, nền kinh tế Mỹ đã phục hồi nhanh chóng song phải trả giá bằng tình trạng lạm phát tăng cao.Ngân hàng trung ương đang hy vọng sẽ hạ nhiệt lạm phát mà không làm giảm tốc độ tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trong vài tháng qua. Việc Fed tăng lãi suất có khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế và cuộc sống của nhiều người dân tại Mỹ.
Vấn đề đầu tiên là chi phí vay cao hơn cho người tiêu dùng. Công cụ chính của Fed để làm chậm hay kích thích nền kinh tế là điều chỉnh lãi suất quỹ liên bang, một phạm vi lãi suất mà Fed đặt ra cho các khoản vay giữa các ngân hàng.
Các ngân hàng cũng sử dụng tỷ lệ quỹ liên bang làm cơ sở để thiết lập lãi suất cho các khoản vay mà họ cung cấp cho khách hàng. Khi các ngân hàng phải đối mặt với chi phí đi vay cao hơn, họ phải bù đắp bằng cách tăng lãi suất mà khách hàng phải trả.
Lãi suất cho thẻ tín dụng, hạn mức tín dụng mua nhà, cho vay mua ô tô và các sản phẩm cho vay khác thường được đặt ra bằng cách lấy lãi suất quỹ liên bang, cộng thêm vài điểm phần trăm và điều chỉnh cho phù hợp với lịch sử tín dụng của người vay.
Theo Giáo sư kinh tế tại Đại học Boston Brian Bethune, tất cả các lãi suất ngắn hạn ít nhiều vẫn gắn liền với quỹ liên bang, chỉ điều chỉnh khi lãi suất của Fed điều chỉnh. Fed nâng biên độ lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm vào ngày 16/3, vì vậy những người đi vay sẽ không nhận thấy sự gia tăng lớn trong chi phí đi vay của họ ngay lập tức. Ngân hàng trung ương dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa trong năm nay, mặc dù chuyên gia Bethune cho biết, Fed sẽ điều chỉnh dần dần để hạn chế sự gián đoạn. Điều đó có nghĩa là với các khoản vay mua ô tô hoặc hạn mức tín dụng với tỷ lệ thay đổi, lãi suất đó có khả năng cao hơn. Các quan chức hàng đầu của Fed đã ám chỉ về việc tăng lãi suất trong nhiều tháng. Điều này cũng đã đẩy lãi suất của một số khoản vay dài hạn hơn như thế chấp lên cao hơn. Trong khi lãi suất thẻ tín dụng và ô tô được ràng buộc chặt chẽ hơn với những thay đổi tức thì của lãi suất quỹ liên bang, các khoản cho vay mua nhà được ràng buộc chặt chẽ hơn với mức mà các ngân hàng kỳ vọng Fed sẽ kết thúc lộ trình nâng lãi suất của mình. Ông Derek Tang, người đồng sáng lập và là chuyên gia kinh tế tại công ty nghiên cứu Monetary Policy Analytics, cho biết đây là cách trực tiếp nhất để các hộ gia đình đối mặt với việc lãi suất thế chấp tăng lên, khi lợi tức kho bạc và lãi suất thế chấp đã tăng lên trong dự đoán. Những người mua nhà tương lai có khả năng thấy lãi suất thế chấp của họ tăng trong suốt cả năm.Trong khi đó, chuyên gia Bethune cho rằng nhiều khả năng nhiều người tiêu dùng dự định mua nhà vào cuối năm 2022 có thể đẩy sớm kế hoạch này để tránh tỷ lệ thế chấp cao hơn. Chuyên gia này cho biết, người tiêu dùng có khả năng sẽ chi tiêu ít hơn cho hàng tiêu dùng - thứ vốn đã tăng giá hơn 7,9% trong 12 tháng qua. Nhu cầu thấp hơn mức kỳ vọng sẽ dẫn đến tăng trưởng giá chậm hơn.
Vấn đề thứ hai là việc có ít "đòn bẩy" hơn cho người lao động. Chủ tịch Fed Jerome Powell nói với các nhà lập pháp vào tuần trước rằng điều quan trọng là ngân hàng phải tăng lãi suất và hạ nhiệt thị trường lao động “quá nóng”.Mặc dù mức lương cao hơn nhìn chung là tốt cho người lao động, nhưng tăng trưởng tiền lương không được kiểm soát có thể đẩy lạm phát lên cao hơn khi các doanh nghiệp tăng giá để bảo toàn lợi nhuận của họ. Sau đó, giá cả cao hơn gây áp lực nhiều hơn lên ngân sách hộ gia đình, khiến người lao động yêu cầu mức lương cao hơn - một động lực được gọi là “vòng xoáy giá cả - tiền lương”.
Những người lao động Mỹ chưa được tăng lương đáng kể có thể không thấy lương của họ tăng nhanh như những người đã chuyển việc hoặc đàm phán trả lương tốt hơn trước khi Fed bắt đầu tăng lương.
Mặc dù vậy, một số nhà kinh tế lo ngại rằng việc tăng lãi suất của Fed sẽ gây hại cho những người Mỹ vẫn chưa tìm được chỗ đứng về tài chính sau nhiều đợt COVID-19.Theo bà Rakeen Mabud, nhà kinh tế trưởng tại bộ phận nghiên cứu của Groundwork Collective, việc tăng lãi suất sẽ làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, làm chậm tốc độ tăng lương và làm tổn thương chính những người đang gánh chịu gánh nặng của những đợt tăng giá gần đây.
Vấn đề cuối cùng là việc chi phí đi vay cao hơn đối với doanh nghiệp cũng có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận thu hẹp hơn và các tiêu chuẩn cao hơn đối với người cho vay. Lãi suất huy động vốn cực thấp của Fed trong phần lớn thập kỷ qua là một lực đẩy lớn đối với thị trường chứng khoán.Nhưng kỳ vọng về tỷ lệ lãi suất cao hơn là một trong số các yếu tố đằng sau sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán bắt đầu vào năm nay. Chuyên gia Tang cho rằng khi thị trường chứng khoán bùng nổ, ngay cả khi mọi người không rút tiền mặt và bán cổ phiếu thì họ vẫn cảm thấy thoải mái hơn một chút trong chi tiêu.
Tuy nhiên, trong tình huống ngược lại, khi nghĩ rằng danh mục đầu tư có vẻ như sẽ không phát triển nhiều nữa, người dân có thể cắt giảm chi tiêu./.
>>>Sau khi nâng lãi suất, Fed sẽ có động thái nào tiếp theo?
Tin liên quan
-
Giá vàng
Giá vàng thế giới giảm hơn 1% trước cuộc họp của Fed
07:53' - 16/03/2022
Trong phiên giao dịch 15/3, giá vàng thế giới đi xuống, giữa bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ diễn ra trong hai ngày 15-16/3 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
-
Ngân hàng
Chủ tịch Fed phát tín hiệu chấp nhận nâng lãi suất mạnh tay hơn
11:53' - 03/03/2022
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết ngân hàng trung ương này sẽ bắt đầu tăng lãi suất một cách “cẩn trọng” tại cuộc họp tháng Ba sắp tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
13:39'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
-
Tài chính & Ngân hàng
BRICS lần đầu thông qua đề xuất chung về cải cách IMF
12:57'
Đây là lần đầu tiên nhóm BRICS - hiện đã mở rộng từ 5 lên 11 quốc gia thành viên - đạt đồng thuận về lập trường thống nhất chung trong vấn đề cải cách IMF.
-
Tài chính & Ngân hàng
ABBANK khuyến cáo 2 cách định danh sinh trắc học cho doanh nghiệp
10:02' - 05/07/2025
ABBANK cho biết định danh sinh trắc học là bước bắt buộc không chỉ nhằm tuân thủ pháp luật, mà còn giúp tăng cường an toàn trong mọi giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư toàn cầu “quay xe” với đồng yen giữa loạt bất ổn kinh tế
06:00' - 04/07/2025
Chính sách tiền tệ hiện là rào cản lớn nhất đối với đồng yen, sau khi BoJ ra tín hiệu không vội tăng lãi suất thêm trong năm nay, sau lần tăng hồi tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín dụng tăng tốc, tiếp sức cho phục hồi kinh tế
17:40' - 03/07/2025
Điểm đáng chú ý là tín dụng không còn “chờ” đến quý cuối cùng mới tăng tốc như thông lệ mà đã bứt phá ngay từ quý đầu năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Các ngân hàng lớn đồng loạt "thưởng đậm" cho cổ đông
08:10' - 03/07/2025
Nhiều ngân hàng lớn của Mỹ đã công bố kế hoạch tăng cổ tức trong quý III, sau khi vượt qua cuộc kiểm tra sức khỏe thường niên của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần trước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chủ tịch Fed để ngỏ khả năng hạ lãi suất
11:59' - 02/07/2025
Tại một diễn đàn ngân hàng trung ương ở Sintra (Bồ Đào Nha), khi được hỏi liệu Fed có cắt giảm lãi suất ở thời điểm hiện tại hay không, ông Powell nhấn mạnh: “Tôi nghĩ điều đó là đúng”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vị thế thống trị của đồng USD chưa bị lung lay
11:26' - 02/07/2025
Các thống đốc ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã cùng chung nhận định rằng vị thế thống trị của đồng USD như đồng tiền dự trữ toàn cầu sẽ chưa đối mặt với bất kỳ thách thức lớn nào.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các nước Trung Đông tìm kiếm nguồn vốn vay tại châu Á-Thái Bình Dương
08:00' - 02/07/2025
Chỉ trong vài tuần gần đây, các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ Trung Đông đã thực hiện các khoản vay trị giá hơn 2 tỷ USD nhằm tiếp cận thanh khoản từ những ngân hàng châu Á.