G20 gia hạn chương trình giãn nợ cho các nước nghèo nhất
Ngày 7/4, các Bộ trưởng Tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhất trí lùi thời hạn thanh toán lãi suất nợ công với các quốc gia nghèo nhất thế giới, vốn có nguy cơ tụt lại phía sau khi kinh tế toàn cầu phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Trong tuyên bố chung sau cuộc họp trực tuyến diễn ra cùng ngày, các bộ trưởng G20 cam kết tiếp tục thúc đẩy nỗ lực hỗ trợ các quốc gia dễ bị tác động.
Thông báo có đoạn nêu rõ các bên nhất trí tiếp tục gia hạn chương trình giãn nợ cho các nước nghèo đến tháng 12. Chương trình này được áp dụng hồi tháng 4/2020 và gia hạn lần đầu vào tháng 10/2020, đến hết ngày 30/6 tới.
Theo các bộ trưởng G20, đây sẽ là lần gia hạn cuối cùng, tạo điều kiện cho các quốc gia nghèo huy động thêm các nguồn lực để tập trung ứng phó với các thách thức của cuộc khủng hoảng và khi thích hợp, sẽ chuyển sang một cách tiếp cận có tổ chức hơn để tháo gỡ những vấn đề về nợ công.
Bên cạnh đó, G20 cũng ủng hộ kế hoạch của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nâng các mức dự trữ để giúp đỡ các quốc gia nghèo và cam kết đạt thỏa thuận về cải cách thuế toàn cầu trước giữa năm 2021.
Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) David Malpass hoan nghênh kết quả của cuộc họp trên. Tuy nhiên, ông cũng kêu gọi các quốc gia G20 làm rõ hơn về kế hoạch hành động để hỗ trợ thực hiện chương trình giãn nợ như công bố các điều khoản của các hợp đồng tài chính và khuyến khích các chủ nợ tư nhân tham gia chương trình này.
Tới nay, chương trình giãn nợ cho các nước nghèo bị cho là chưa phát huy hiệu quả đáng kể. Các số liệu chính thức cho thấy mới chỉ có 46 (trên tổng số 73 quốc gia đủ điều kiện) đề nghị và được chấp thuận hoãn trả khoản nợ tổng trị giá khoảng 5,7 tỷ USD.
Cùng ngày, Mexico và Argentina cũng kêu gọi các chủ nợ quốc tế giãn nợ cho các quốc gia trong nhóm thu nhập trung bình, nơi có nhiều người dân đang bị đẩy vào tình trạng cực nghèo do tác động của đại dịch COVID-19.
Trong tuyên bố chung, Mexico và Argentina- 2 thành viên của G20, cho rằng các quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình đang bị lãng quên dù đây là nhóm chiếm tới 75% dân số thế giới và 62% trong số này đang sống ở mức nghèo khó.
Các quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình cũng được tiếp cận các thị trường tài chính nhưng lại không được hưởng các khoản vay lãi suất thấp.
Mexico và Argentina kêu gọi đưa các quốc gia thu nhập trung bình vào nhóm được hưởng lợi từ kế hoạch hỗ trợ đặc biệt có tổng trị giá 650 tỷ USD của IMF.
Hai nước này cũng đề nghị tạo một quỹ quốc tế hỗ trợ tái cấu trúc nợ cho các quốc gia thu nhập trung bình, giúp ngăn chặn các cuộc khủng hoảng y tế và tài chính trở thành khủng hoảng nợ trong trung hạn.
Tuyên bố dẫn ước tính của WB chỉ ra đại dịch COVID-19 khiến số người cực nghèo trên thế giới tăng thêm khoảng 120 triệu người trong năm 2020, hầu hết ở các quốc gia thu nhập trung bình./.
>>LHQ khuyến nghị giảm nợ cho các nước thu nhập thấp và trung bình
Tin liên quan
-
Tài chính
Gánh nặng nợ cao khiến mức thu nhập của các hộ gia đình tại Italy giảm mạnh
08:36' - 05/04/2021
Istat -Viện Thống kê Quốc gia Italy vừa công bố báo cáo cho hay, mức thu nhập trung bình của các hộ gia đình tại Italy đã sụt giảm trong quý IV/2020, chủ yếu do gánh nặng thuế gia tăng.
-
Ngân hàng
LHQ khuyến nghị giảm nợ cho các nước thu nhập thấp và trung bình
07:46' - 05/04/2021
Ngày 3/4, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khuyến nghị áp dụng các cơ chế để giảm bớt các khoản nợ công, vốn đang trầm trọng thêm do đại dịch COVID-19.
-
Tài chính & Ngân hàng
Argentina tìm cách đàm phán lại các khoản nợ IMF
08:37' - 30/03/2021
Tổng thống Argentina Alberto Fernandez cho biết nước này "không thể trang trải" khoản nợ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) với các điều kiện ban đầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
ABBANK khuyến cáo 2 cách định danh sinh trắc học cho doanh nghiệp
10:02' - 05/07/2025
ABBANK cho biết định danh sinh trắc học là bước bắt buộc không chỉ nhằm tuân thủ pháp luật, mà còn giúp tăng cường an toàn trong mọi giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư toàn cầu “quay xe” với đồng yen giữa loạt bất ổn kinh tế
06:00' - 04/07/2025
Chính sách tiền tệ hiện là rào cản lớn nhất đối với đồng yen, sau khi BoJ ra tín hiệu không vội tăng lãi suất thêm trong năm nay, sau lần tăng hồi tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín dụng tăng tốc, tiếp sức cho phục hồi kinh tế
17:40' - 03/07/2025
Điểm đáng chú ý là tín dụng không còn “chờ” đến quý cuối cùng mới tăng tốc như thông lệ mà đã bứt phá ngay từ quý đầu năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Các ngân hàng lớn đồng loạt "thưởng đậm" cho cổ đông
08:10' - 03/07/2025
Nhiều ngân hàng lớn của Mỹ đã công bố kế hoạch tăng cổ tức trong quý III, sau khi vượt qua cuộc kiểm tra sức khỏe thường niên của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần trước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chủ tịch Fed để ngỏ khả năng hạ lãi suất
11:59' - 02/07/2025
Tại một diễn đàn ngân hàng trung ương ở Sintra (Bồ Đào Nha), khi được hỏi liệu Fed có cắt giảm lãi suất ở thời điểm hiện tại hay không, ông Powell nhấn mạnh: “Tôi nghĩ điều đó là đúng”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vị thế thống trị của đồng USD chưa bị lung lay
11:26' - 02/07/2025
Các thống đốc ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã cùng chung nhận định rằng vị thế thống trị của đồng USD như đồng tiền dự trữ toàn cầu sẽ chưa đối mặt với bất kỳ thách thức lớn nào.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các nước Trung Đông tìm kiếm nguồn vốn vay tại châu Á-Thái Bình Dương
08:00' - 02/07/2025
Chỉ trong vài tuần gần đây, các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ Trung Đông đã thực hiện các khoản vay trị giá hơn 2 tỷ USD nhằm tiếp cận thanh khoản từ những ngân hàng châu Á.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ hôm nay, chính thức "khai tử" thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với doanh nghiệp
14:32' - 01/07/2025
Từ hôm nay 1/7, các ngân hàng sẽ chấm dứt sử dụng thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với người đại diện tổ chức và triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho các giải pháp công nghệ tài chính.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các cơ quan quản lý Mỹ đề xuất nới lỏng quy định vốn ngân hàng
08:14' - 01/07/2025
Hiện tại, những ngân hàng lớn và quan trọng nhất nước Mỹ như JPMorgan Chase, Bank of America, Goldman Sachs Group và Morgan Stanley phải giữ tỷ lệ eSLR ở mức 5%.