G20 nhất trí cơ chế chung xử lý nợ của các nước thu nhập thấp
Trong tuyên bố chung sau cuộc họp ngày 14/10, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã lần đầu tiên nhất trí trên nguyên tắc về cơ chế chung trong việc giải quyết trên cơ sở từng trường hợp khi số quốc gia thu nhập thấp đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ gia tăng.
Câu lạc bộ Paris gồm các chủ nợ chính thức cũng ủng hộ cơ chế trên. Động thái này đánh dấu một bước tiến đáng kể về phía Trung Quốc, quốc gia đã trở thành chủ nợ của các nước nghèo trong những năm gần đây nhưng không sẵn sàng cho việc xóa nợ. Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến sau trong thời gian diễn ra các hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, ông Mohammed al-Jadaan, Bộ trưởng Tài chính Saudi Arabia, nước hiện giữ chức Chủ tịch G20, cho rằng sự nhất trí về cơ chế chung là một kết quả mang ý nghĩa lịch sử và là bước đột phá lớn trong chương trình nghị sự về nợ quốc tế.Cơ chế này tạo thuận lợi cho việc xử lý nợ của các nước đủ điều kiện tham gia Sáng kiến hoãn thanh toán nợ (DSSI) mà G20 đã thông qua hồi tháng Tư, với sự tham gia rộng rãi của các chủ nợ, trong đó có lĩnh vực tư.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã hối thúc các nền kinh tế thành viên G20 nhanh chóng thông qua cơ chế trên, khi điều này sẽ góp phần ổn định nợ và hỗ trợ các cải cách chính sách ở các nước thu nhập thấp với gánh nặng nợ lớn. Ông cũng hối thúc các nước không rút lại các biện pháp chính sách tài khóa và tiền tệ quá sơm khi tình hình dịch COVID-19 và tác động kinh tế vẫn không chắc chắn. Các dự báo kinh tế mới đã cho thấy sự khác biệt giữa các nền kinh tế phát triển đang bắt đầu phục hồi sau những tác động của đại dịch và các nước đang phát triển cùng với các nền kinh tế thị trường mới nổi vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn hơn và nguy cơ vỡ nợ gia tăng. Theo thông cáo của cuộc họp vừa diễn ra, cơ chế mới về tái cơ cấu nợ sẽ được hoàn tất tại một cuộc họp bất thường trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng tới. Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G20 cũng nhấn mạnh đến sự cấp bách trong việc kiểm soát dịch COVID-19 và cam kết làm bất cứ những gì có thể để hỗ trợ nền kinh tế và sự ổn định tài chính toàn cầu. Các quan chức cũng cho biết sẽ tiếp tục giải quyết tác động không đồng đều mà cuộc khủng hoảng COVID-19 gây ra đối với phụ nữ, giới trẻ và những đối tượng dễ bị tổn thương trên khắp thế giới. Cũng theo tuyên bố chung, các quan chức tài chính G20 đã nhất trí gia hạn DSSI thêm sáu tháng, đồng thời bày tỏ thất vọng trước sự thiếu vắng các chủ nợ tư nhân tham gia sáng kiến này./.- Từ khóa :
- nợ quốc gia
- nước thu nhập thấp
- G20
- cơ chế xử lý nợ
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
WB: G20 có thể chỉ gia hạn chương trình giãn nợ thêm 6 tháng
16:00' - 13/10/2020
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cho biết Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang nổi hàng đầu thế giới (G20) có thể chỉ phê duyệt gia hạn chương trình giãn nợ thêm 6 tháng.
-
Ý kiến và Bình luận
WB: Các nước nghèo nhất thế giới đang "gồng gánh" khoản nợ kỷ lục
10:13' - 13/10/2020
Khoản nợ mà các nước nghèo nhất thế giới đang phải "gồng gánh" đã lên mức kỷ lục 744 tỷ USD trong năm 2019 trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, trong khi việc giảm nợ cho các nước này rất chậm.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nhật Bản có nhiều khả năng tiếp tục nâng lãi suất
06:30' - 10/02/2025
Đồng yen Nhật Bản đang có xu hướng tăng sau khi dữ liệu công bố ngày 7/2 củng cố thêm kỳ vọng rằng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) có thể tiếp tục nâng lãi suất.
-
Tài chính & Ngân hàng
Biến động trái ngược về lãi suất tại nhiều ngân hàng sau Tết
15:14' - 09/02/2025
Ngay trong tuần làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, lãi suất tại nhiều ngân hàng đã có những biến động trái chiều.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bỉ rót 300 triệu euro phát triển năng lượng hạt nhân thế hệ mới
09:09' - 09/02/2025
Tâm điểm của khoản đầu tư này là các lò phản ứng SMR, dự kiến sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung vào nguồn cung cấp năng lượng hạt nhân của Bỉ.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Nhật Bản cần cắt giảm thâm hụt ngân sách ngay lập tức
18:06' - 08/02/2025
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhật Bản phải hành động ngay lập tức để cải thiện sức khỏe tài chính của nước này trong bối cảnh rủi ro thiên tai gia tăng và chi phí an sinh xã hội tiếp tục tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những chủ đề sẽ thu hút chú ý của giới đầu tư trong năm 2025
07:30' - 08/02/2025
Theo Morgan Stanley Capital International (MSCI), có 4 chủ đề chính dự kiến sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong năm 2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB: Lãi suất vẫn còn dư địa để giảm sâu hơn nữa
09:18' - 07/02/2025
Thành viên hội đồng quản trị của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông Piero Cipollone cho biết lãi suất ngân hàng này vẫn còn dư địa để giảm thêm khi lạm phát hạ nhiệt.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB thúc đẩy tiến trình số hóa đồng euro
22:02' - 06/02/2025
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hy vọng kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm hỗ trợ tiền mã hóa neo giá vào USD sẽ thúc đẩy quá trình lập pháp cho đồng euro kỹ thuật số.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương Anh cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong vòng 6 tháng
21:21' - 06/02/2025
Tại cuộc họp chính sách ngày 6/2, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã cắt giảm lãi suất chủ chốt 0,25 điểm phần trăm, xuống 4,5%, đánh dấu lần cắt giảm thứ ba trong vòng 6 tháng qua.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các tổ chức tài chính hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc
08:58' - 06/02/2025
Trong tháng 1/2025, Barclays đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Hàn Quốc từ 1,8% xuống 1,6%, Citi bank đã điều chỉnh từ 1,6% xuống 1,5% và JPMorgan giảm tăng trưởng của Hàn Quốc từ 1,3% xuống 1,2%.