G20 sẽ hành động để hạn chế tác động của COVID-19 với kinh tế thế giới
Những người đứng đầu ngành tài chính của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong phiên kết thúc hội nghị ngày 23/2 đã bày tỏ sẵn sàng hành động để ứng phó với tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu, đồng thời tán thành một đề xuất về hệ thống thuế toàn cầu trong kỷ nguyên kỹ thuật số.
Trong thông cáo chung được đưa ra sau khi kết thúc hội nghị bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước G20, diễn ra trong 2 ngày tại Riyadh (Saudi Arabia), đại diện các nước tham dự nêu rõ sẽ tăng cường giám sát rủi ro toàn cầu, trong đó có tình trạng bùng phát dịch COVID-19 gần đây, và sẵn sàng triển khai thêm hành động để giải quyết những rủi ro này.
Thông cáo cũng dự báo kinh tế toàn cầu trong năm 2020 và 2021 tăng trưởng ở mức vừa phải, được hỗ trợ bởi những điều kiện tài chính thuận lời và dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc sau khi hai nước này ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
Tuy nhiên, thông cáo lưu ý rằng vẫn tồn tại những rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, vì vậy, tất cả các công cụ chính sách sẵn có sẽ được huy động để đạt được tăng trưởng chắc chắn.
Đây là cuộc họp đầu tiên của G20 kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc khiến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới rơi vào tình trạng gần như đình trệ trong khi phải triển khai một loạt biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh này lan rộng.
Đại sứ Trung Quốc tại Saudi Arabia đại diện cho Trung Quốc tham dự hội nghị trên, vì các quan chức đứng đầu ngành tài chính ở lại trong nước nỗ lực ứng phó với dịch COVID-19.
Theo hãng thông tấn Kyodo, tại cuộc họp báo chung giữa Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso và Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda sau hội nghị, ông Taro Aso cho biết tại hội nghị lần này, hầu như tất cả các nước đều bày tỏ quan ngại về dịch bệnh COVID-19.
Ông Aso cảnh báo dịch COVID-19 có thể gây ra nguy cơ nghiêm trọng đối với kinh tế vĩ mô vì làm đình trệ các hoạt động sản xuất, làm gián đoạn hoạt động đi lại của người dân cũng như lưu thông hàng hóa và cắt đứt các chuỗi cung ứng.
Liên quan các quy định thuế quốc tế, kết thúc hội nghị, những người đứng đầu ngành tài chính G20 cho biết họ tán thành một đề xuất được các thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế nhất trí hồi tháng 1 vừa qua, coi đó là "cơ sở" cho các cuộc đàm phán với các tập đoàn kinh doanh đa quốc gia.
Đề xuất nói trên nhằm thay đổi các quy định hiện hành về thuế, theo đó các nước sẽ có thể đánh thuế các tập đoàn đa quốc gia, bao gồm các tập đoàn công nghệ, đang có những hoạt động kinh doanh trong biên giới của nước đó.
Trước đây, các tập đoàn công nghệ chỉ phải đóng thuế ở nơi đăng ký các công ty con chứ không phải nộp thuế ở nơi kinh doanh.
Các đại diện G20 cũng đã thảo luận về các loại tiền kỹ thuật số. Một số ý kiến cho rằng việc các ngân hàng trung ương phát hành tiền kỹ thuật số có thể giúp chống lại sự gia tăng của tiền kỹ thuật số tư nhân, đồng thời có thể giúp cho hệ thống thanh toán hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn.
Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn trước các cuộc tấn công mạng cũng như lỗi gián đoán giao dịch có thể là một trong những thách thức./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G20: Theo sát tác động của dịch COVID-19
07:55' - 24/02/2020
Các quan chức tài chính của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 23/2 đã nhất trí sẽ tiếp tục dõi theo những rủi ro từ sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
G20 họp bàn về kinh tế toàn cầu và rủi ro từ dịch COVID-19
16:11' - 22/02/2020
G20 ngày 22/2 bắt đầu cuộc họp kéo dài hai ngày tại Riyadh, thủ đô của Saudi Arabia để thảo luận về nền kinh tế toàn cầu và rủi ro từ dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU nhập khẩu khí hóa lỏng cao kỷ lục từ Nga
10:44'
Kommersant mới đây dẫn số liệu từ Kpler cho biết lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) xuất khẩu của Nga sang Liên minh châu Âu (EU) đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 1,75 triệu tấn trong tháng 11.
-
Kinh tế Thế giới
EU đối mặt nguy cơ tấn công khủng bố "rất lớn"
08:40'
Ngày 5/12, Ủy viên phụ trách Nội vụ của Liên minh châu Âu (EU), bà Ylva Johansson cảnh báo EU phải đối mặt với "nguy cơ tấn công khủng bố rất lớn" trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh sắp tới.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia đề ra 8 chiến lược thúc đẩy ngành du lịch
08:39'
Ngày 5/12, tại Cuộc họp điều phối cấp cao Ban thư ký tăng tốc phát triển du lịch, Chính phủ Indonesia đã vạch ra 8 giải pháp chiến lược thúc đẩy lĩnh vực này nhằm hỗ trợ tăng trưởng bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Hơn 50 người trên xe lao xuống vực tại Philippines
22:11' - 05/12/2023
Ít nhất 25 người đã thiệt mạng khi một xe khách rơi xuống vực tại tỉnh Antique, miền Trung Philippines, chiều 5/12.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc vẫn đau đầu với lạm phát
20:26' - 05/12/2023
Theo số liệu vừa được công bố, giá tiêu dùng, một thước đo lạm phát quan trọng, đã tăng 3,3% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 3,8% ghi nhận trong tháng trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Đức vẫn đứng đầu châu Âu về thu hút FDI
18:10' - 05/12/2023
Cơ quan Thương mại và Đầu tư (GTI) của Đức cho biết Đức vẫn là quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất ở khu vực châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ bán hệ thống hiện đại hóa máy bay trinh sát cho Saudi Arabia
14:38' - 05/12/2023
Ngày 4/12, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Bộ Ngoại giao nước này đã phê duyệt thương vụ bán hệ thống hiện đại hóa máy bay trinh sát trị giá 582 triệu USD cho Saudi Arabia.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành đường sắt Đức "đau đầu" với bài toán gián đoạn giao thông
05:30' - 05/12/2023
Pro Bahn chỉ trích ngành đường sắt Đức rất dễ bị gián đoạn giao thông.
-
Kinh tế Thế giới
Nga xuất khẩu được 180.000 tấn ngũ cốc sang châu Âu
15:31' - 03/12/2023
Theo dữ liệu của Cơ quan thông kế châu Âu (Eurostat), Nga đã trở lại top 5 nhà cung cấp ngũ cốc lớn nhất sau một năm rưỡi.