Gần 2,9 triệu tỷ đồng đầu tư vào các dự án trọng điểm quốc gia giai đoạn 2021-2025
Theo đó, nguồn vốn ngân sách Nhà nước sẽ tập trung đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia; dự án trọng điểm, có ý nghĩa lớn, tạo sự lan tỏa, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cùng với đó, đầu tư vào các dự án liên kết vùng, liên kết các địa phương để tạo đột phá thu hút vốn đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xã hội hóa đối với các dịch vụ công cộng, đặc biệt trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ công như y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục đào tạo…
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, căn cứ để xác định chi đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 dựa trên các chỉ tiêu về tài chính - ngân sách tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết của Chính phủ .
Việc huy động nguồn lực nêu trên là hoàn toàn có khả năng khi nợ công, nợ Chính phủ so với GDP giảm, dư địa về tăng trưởng kinh tế, thu Ngân sách Nhà nước còn khá lớn. Những kết quả đạt được trong năm 2020 về kinh tế vĩ mô là nền tảng để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6,5-7%.
Về thu ngân sách Nhà nước, còn 70% doanh nghiệp thuộc danh mục cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn 2017-2020 chưa hoàn thành cổ phần hóa và đang tiếp tục lộ trình thực hiện cơ cấu lại ngân sách Nhà nước; trong đó, cơ cấu thu ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại Ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững .
Số vốn ngân sách Trung ương cho các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương được phân bổ chi tiết tối đa là 1,35 triệu tỷ đồng, gồm: vốn trong nước 1,08 triệu tỷ đồng, vốn nước ngoài 270 nghìn tỷ đồng. Số vốn ngân sách địa phương được phân bổ 1,37 triệu tỷ đồng.
Dự kiến bố trí cho khoảng gần 5.000 dự án, giảm hơn một nửa so với giai đoạn 2016-2020; trong đó, có 2.236 dự án khởi công mới. Số vốn bố trí bình quân cho 1 dự án là 210,4 tỷ đồng, cao gấp 2,4 lần so với giai đoạn 2016-2020. Điều này khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả.
Còn lại dự phòng vốn ngân sách Trung ương là 10%, tương đương 150 nghìn tỷ đồng, bằng với mức dự phòng đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV vào tháng 10/2020, tương đương giai đoạn 2016-2020. Mức dự phòng ngân sách địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định tại khoản 6 Điều 51 Luật Đầu tư công.
Trong tổng số vốn ngân sách Trung ương dự kiến bố trí trong dự kiến phương án phân bổ kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho 13 ngành, lĩnh vực.
Cụ thể, tập trung cao nhất cho các hoạt động kinh tế chiếm 74,1% của tổng số vốn kế hoạch; kế đến là lĩnh vực quốc phòng, chiếm 7,7%; giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp chiếm 3,8%; y tế, dân số và gia đình chiếm 3,2%; khoa học và công nghệ là một trong các đột phá chiến lược, chiếm 1,8% tổng số vốn kế hoạch ngân sách Trung ương.
Trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, giao thông là ngành nhận được sự ưu tiên cao nhất về bố trí vốn kế hoạch giai đoạn 2021-2025, chiếm 52,3% số vốn ngân sách Trung ương và 68,8% của số vốn kế hoạch bố trí cho các hoạt động kinh tế trong cùng giai đoạn.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, phương án kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 bố trí theo thứ tự ưu tiên; trong đó, thu hồi dứt điểm số vốn ứng trước kế hoạch đã được tổng hợp, báo cáo trong giai đoạn trước; hoàn thành các dự án chuyển tiếp, giảm số dự án khởi công mới so với giai đoạn trước. Đồng thời, tiếp tục khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, bảo đảm tổng số dự án thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 dưới 5.000 dự án.
Cụ thể, bố trí đủ vốn đầu tư cho các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia và 3 chương trình mục tiêu quốc gia là 100 nghìn tỷ đồng; trong đó, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 50 nghìn tỷ đồng; xây dựng nông thôn mới là 30 nghìn tỷ đồng; giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững là 20 nghìn tỷ đồng. Cùng đó, bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp thuộc 21 chương trình mục tiêu của giai đoạn trước…/.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Sẽ điều chuyển vốn của dự án đầu tư công giải ngân chậm
17:20' - 15/07/2021
Bộ Xây dựng sẽ kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức kỷ luật đối với người đứng đầu chủ đầu tư về việc chậm tiến độ thực hiện và giải ngân.
-
Kinh tế Việt Nam
Hết quý III/2021, mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công đạt tối thiểu 60%
16:46' - 04/07/2021
Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, năm 2021, mục tiêu giải ngân vốn đầu tư ngân sách nhà nước đạt 95 - 100% kế hoạch; trong đó, đến hết quý III/2021 giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ yêu cầu 21 chủ đầu tư đẩy nhanh giải ngân đầu tư công
16:50' - 29/06/2021
Ngày 29/6, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường yêu cầu 21 chủ đầu tư của các sở, ngành, quận, huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ ban hành Nghị quyết về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững
16:22' - 29/06/2021
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam
21:19'
Ngày 27/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Shimuzu Akira, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đến chào nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế
19:40'
Chiều 27/3/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại toàn quốc) Trung Quốc Triệu Lạc Tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Không còn thời gian "chần chừ" để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
16:32'
Rà soát quốc gia tự nguyện không phải cái đích mà là công cụ huy động được các nguồn lực và sự đồng thuận xã hội cho các mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Phú Yên tìm giải pháp khả thi đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
15:59'
Năm 2023, tỉnh Phú Yên có số vốn đầu tư công được giao gấp 1,45 lần so với năm 2022. UBND tỉnh đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm thực hiện giải ngân vốn trong năm đạt hiệu quả cao nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vào sử dụng đường giao thông từ Quốc lộ 1 đi Đầm Môn
15:57'
Ngày 27/3, UBND tỉnh Khánh Hòa, Ban Quản lý Khu tinh tế Vân Phong đã tổ chức lễ khánh thành dự án đường giao thông từ Quốc lộ 1 đi Đầm Môn, thuộc địa bàn huyện Vạn Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đánh giá kỹ hiệu quả và sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu
14:53'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ thực trạng, hiệu quả và sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu; điều hành phải công khai, minh bạch, hiệu quả, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm xác thực sinh trắc học khách đi máy bay tại Vân Đồn
13:33'
Sân bay Vân Đồn được yêu cầu giải pháp để tránh ùn tắc do thí điểm, có sự phối hợp thường xuyên, kịp thời của các đơn vị liên quan; sẵn sàng xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thử nghiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỷ luật người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực hàng không
13:30'
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu kỷ luật người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Cá ngừ đột phá thị trường nhỏ
12:37'
Tiếp nối lạm phát năm 2022, sang năm 2023, kinh tế chưa ổn định tại nhiều thị trường thế giới. Điều này làm cho sức tiêu thụ thủy sản suy giảm trong đó có sự sụt giảm của sản phẩm cá ngừ Việt Nam.