Gắn kết giao thương quốc tế với thị trường tiêu dùng nội địa
Cùng với đó, sự gia tăng sức tiêu dùng nội địa được xem là một trong các yếu tố thúc đẩy sự quan tâm và hấp dẫn nhà sản xuất, nhà cung cấp ngoại tìm đến với thị trường bán lẻ Việt Nam bằng việc gắn kết mạng lưới giao thương quốc tế.
Ghi nhận trong những tháng đầu năm 2024, đa dạng nguồn cung thực phẩm ngoại liên tục thâm nhập vào thị trường Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng qua nhiều kênh xúc tiến thương mại. Trong đó, gắn kết mạng lưới giao thương quốc tế với tiêu dùng nội địa đang được nhiều doanh nghiệp nước ngoài chú trọng đẩy mạnh ở một số kênh bán lẻ hiện đại. Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Kim Ki Hoon, Ủy viên Cục xúc tiến chế biến xuất khẩu, Bộ Đại Dương và Thủy sản Hàn Quốc cho biết: Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 4 trong các quốc gia giao thương thực phẩm của Hàn Quốc, đồng thời là đối tác thương mại quan trọng của Hàn Quốc. Theo đó, nhu cầu sử dụng những sản phẩm như rong biển, cá ngừ… của người Việt Nam ngày càng tăng lên rõ rệt.Ông Kim Ki Hoon cũng chia sẻ thêm, với chức năng của mình, Cục xúc tiến chế biến xuất khẩu, Bộ Đại Dương và Thủy sản Hàn Quốc đã không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với mạng lưới phân phối, bán lẻ tại Việt Nam để tăng cơ hội giới thiệu đa dạng mặt hàng thủy sản, gồm: bàu ngư, hàu, rong biển… đến người tiêu dùng nội địa.
Những doanh nghiệp tham gia đưa sản phẩm vào thị trường Việt Nam cũng không chỉ dừng lại ở nhu cầu tiếp cận người tiêu dùng địa phương, mà còn mong muốn thúc đẩy với đối tác, doanh nghiệp HORECA (nhà hàng – khách sạn – căn tin).
Theo đại diện một số nhà bán lẻ tại Việt Nam, giải pháp chuyên biệt hoặc giải pháp cho khách hàng chuyên nghiệp B2B (giao dịch doanh nghiệp với doanh nghiệp) ngày càng được xem là lợi thế cạnh tranh của họ tại thị trường nội địa.Bởi với vai trò là cầu nối giao thương trong chuỗi cung ứng từ sản xuất, xuất nhập khẩu… đến tiêu dùng đầu cuối và nguồn cung nguyên vật liệu cho đơn vị chế biến thực phẩm, ẩm thực… thì nhà bán lẻ là mắc xích mà cả doanh nghiệp trong và ngoài nước không thể bỏ qua.
Nắm bắt xu hướng phân phối, bán lẻ mới, từ năm 2024 đến nay, Công ty MM Mega Market đã đẩy mạnh tổ chức đào tạo kiến thức sản phẩm cho đội ngũ bán hàng chuyên phục vụ nhóm khách hàng chuyên biệt, chuyên nghiệp B2B, nhằm quảng bá, tiếp thị tính nổi trội về sản phẩm, hàng hóa của nhà cung cấp, nhà xuất nhập khẩu...Từ đó, đội ngũ MM Mega Market có thể cải tiến phương thức phân phối, bán lẻ và tư vấn phong phú giải pháp phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khách hàng B2B khác nhau.
Còn là một đơn vị kinh tế tập thể, hợp tác xã có quy mô lớn nhất Việt Nam, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) luôn thúc đẩy phong trào kinh tế tập thể ở Việt Nam và khu vực.Saigon Co.op không ngừng nỗ lực nắm bắt cơ hội gặp gỡ và trao đổi sáng kiến với hợp tác xã trong và ngoài nước, đồng thời xem đây là giải pháp góp phần đưa hàng Việt Nam, cũng như các nước giao thương trên cơ sở hợp tác khu vực và quốc tế; dự báo thị trường để kết nối khách hàng và đối tác kinh doanh hiệu quả.
Ở góc độ hiệp hội, ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, ngành bán lẻ đang đóng góp 35% vào GDP Việt Nam, nhưng tăng trưởng bán lẻ hiện nay vẫn đến từ kênh truyền thống nên còn nhiều dư địa cho bán lẻ hiện đại. Việt Nam đã có 16 năm liên tục tăng trưởng của thị trường bán lẻ và các nhà bán lẻ, doanh nghiệp, hợp tác xã hãy tận dụng giai đoạn này để chiếm thị phần. Hiện tại Việt Nam, trung bình khoảng 100.000 dân thì cần có 1 đại siêu thị và 1 trung tâm thương mại; 10.000 dân cần 1 siêu thị cỡ trung bình, 1 nghìn dân cần 1 - 3 cửa hàng tiện lợi. Đây là những yếu tố tiềm năng và là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phân phối, bán lẻ có thể mở rộng thị phần và có rất nhiều dư địa để phát triển. Thống kê của Bộ Công Thương cũng cho thấy, quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam đã vượt con số 180 tỷ USD trong năm 2023 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Thị trường bán lẻ Việt Nam cũng thu hút các thương hiệu nổi tiếng do số người siêu giàu tại Việt Nam được ghi nhận tăng gấp đôi và số người giàu tăng thêm 70% trong 5 năm qua, dự báo tiếp tục tăng vọt trong 5 năm tới. Ngoài ra, báo cáo của Tổ chức nghiên cứu thị trường Euromonitor cũng chỉ ra rằng, thương hiệu và chất lượng sản phẩm vẫn là một trong những yếu tố then chốt trong quyết định mua hàng của người Việt, khi có 26,1% người tiêu dùng Việt thường xuyên mua hàng từ các thương hiệu nổi tiếng; 35,8% sẵn sàng mua ít hơn nhưng sẽ lựa chọn sản phẩm chất lượng cao hơn...Các yếu tố nền tảng mạnh mẽ đã tạo nên nhu cầu khổng lồ về bán lẻ đối với thị trường trong nước trở thành mảnh đất màu mỡ cho nhà bán lẻ, cũng là thời cơ để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, mở rộng kênh phân phối trong nước.
Tin liên quan
-
Thị trường
Bắc Giang tìm đối tác, kết nối tiêu thụ vải thiều chín sớm
16:29' - 27/05/2024
Năm 2024, diện tích vải thiều của huyện Tân Yên là 1.420 ha, dự kiến sản lượng khoảng 15.500 tấn.
-
Thị trường
Thị trường châu Á tăng mạnh trong lúc chờ số liệu quan trọng từ Mỹ
16:28' - 27/05/2024
Thị trường đang theo dõi chỉ số PCE của Mỹ trong tuần này để biết thêm tín hiệu về chính sách lãi suất của Fed.
-
Thị trường
Xu hướng tìm kiếm những điểm đến du lịch mới tại Nhật Bản
09:53' - 27/05/2024
Theo Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, lượng khách du lịch tăng khoảng 6% trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4/2024 so với mức của năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Kiên Giang mở lối tiêu thụ OCOP: Đa kênh, đa thị trường
21:01' - 30/06/2025
Kiên Giang hỗ trợ các chủ thể sản xuất OCOP tham gia các hội chợ, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường hướng dẫn và khuyến khích các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.
-
Thị trường
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
15:35' - 30/06/2025
Các nhóm mặt hàng tiếp tục đà tăng trưởng là cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chăn nuôi, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.
-
Thị trường
“Lá chắn kép” cho an toàn thực phẩm
10:12' - 30/06/2025
Một con tem QR nhỏ trên miếng thịt trong siêu thị ở Tokyo hay Seoul có thể dẫn người tiêu dùng lần ngược lại hành trình từ trang trại, cơ sở giết mổ, đến kết quả kiểm nghiệm vi sinh và hóa chất.
-
Thị trường
Giá lúa tăng nhẹ khi giao dịch trầm lắng, nguồn cung cao
10:49' - 29/06/2025
Trong tuần qua, giá một số loại lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nhích nhẹ. Trong khi đó, hoạt động giao dịch vẫn trầm lắng và nguồn cung cao vẫn là sức ép với gạo Việt Nam.
-
Thị trường
Thuế cao không cản nổi cơn khát gạo của Nhật Bản
07:30' - 29/06/2025
Theo dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản, để ứng phó với giá gạo trong nước leo thang, lượng gạo nhập khẩu vào Nhật Bản trong tháng 5/2025 đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 10.000 tấn.
-
Thị trường
Triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung Hà Nội năm 2025
14:31' - 27/06/2025
Ngày 27/6, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức họp báo triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2025.
-
Thị trường
Cơ hội tiếp cận thị trường Halal toàn cầu
18:18' - 26/06/2025
Chỉ kết nối và kết nối sâu hơn nữa mới có thể hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, phát triển và thâm nhập thị trường Halal toàn cầu.
-
Thị trường
Nỗ lực bình ổn giá gạo tại Nhật Bản: Tin vui xen lẫn nỗi lo
17:22' - 26/06/2025
Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho thấy giá trung bình của một túi gạo 5kg đã giảm xuống 3.920 yen (khoảng 27,03 USD) trong tuần kết thúc vào ngày 15/6.
-
Thị trường
Gạo Việt Nam tại Nhật Bản: Từ “hiện diện” đến sự công nhận của người tiêu dùng
15:47' - 26/06/2025
Hàng nghìn tấn gạo mang thương hiệu A An vào Nhật Bản không chỉ là thành tích xuất khẩu, mà là minh chứng cho tiềm năng phát triển thương hiệu gạo Việt vào thị trường này.