Giá cả tăng vọt tạo ra làn sóng bất ổn trên toàn cầu
Nhật báo Le Monde cảnh báo giá năng lượng và lương thực tăng cao, thậm chí còn trở nên trầm trọng hơn bởi cuộc xung đột ở Ukraine, đang làm dấy lên làn sóng bất mãn ở nhiều quốc gia. Căng thẳng chính trị và xã hội có thể gia tăng trong những tháng tới.
Không có lục địa nào tránh khỏi điều này. Ở khắp mọi nơi, giá cả tăng cao đang châm ngòi cho sự tức giận của xã hội và bất ổn chính trị. Tại Sri Lanka, nơi lạm phát giá lương thực vượt quá 80% trong vòng một năm khiến 5 trong số 6 gia đình buộc phải bỏ bữa.Tại Panama, ngày 18/7, chính phủ phải khó khăn lắm mới giải phóng được các cây cầu và đường cao tốc khỏi đám đông tụ tập của người dân, yêu cầu giảm giá xăng và các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu khác.Giá cả tăng cao đang ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Ở các nước phát triển thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), mức tăng giá cả hàng hóa đã cao gấp đôi so với dự kiến vào đầu năm và đạt đỉnh 8,5% trong năm 2022, một mức chưa từng có kể từ năm 1988. Vào tháng Tư vừa qua, 3/4 các quốc gia này ghi nhận mức tăng giá hơn 5% trong vòng một năm.* Từ tai họa kinh tế đến hiểm họa chính trịLàn sóng lạm phát bắt đầu vào năm 2020, khi nhu cầu hàng hóa được kích thích bởi các kế hoạch hồi phục hậu COVID-19 của các chính phủ. Thêm vào đó, việc các nhà máy phải đóng cửa do các quy định hạn chế liên quan đến dịch bệnh, đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng.Các hoạt động bình thường còn chưa kịp khôi phục thì tiếp tục với việc xảy ra chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, hai quốc gia cung cấp một tỷ trọng đáng kể trong xuất khẩu nông sản và năng lượng của thế giới.
Tình hình này đã và đang làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày trên năm châu lục. Tại Australia, bức ảnh về một cây rau diếp được bán với giá 11,99 AUD (8,4 USD) trong một siêu thị ở Queensland đã gây sốt mạng xã hội. Người Australia hiện đang học trên YouTube cách trồng rau tại nhà, còn các chủ nhà hàng đang tính toán lại thực đơn của họ, bỏ qua bí xanh, bông cải xanh hoặc súp lơ trắng bởi giá cả đã tăng vọt.Tại Nigeria, nơi lạm phát sau một năm lên tới 19% vào tháng Tư, các thợ làm bánh hiện đang trộn bột mỳ với bột khoai lang sản xuất trong nước để hạn chế tăng giá và giữ khách hàng.
Lạm phát, làm xói mòn sức mua và trở thành một tai họa kinh tế, đồng thời dẫn đến một mối nguy hiểm chính trị. Philip Barrett, chuyên gia kinh tế tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), giải thích: Tất cả người dân đều cảm nhận được ảnh hưởng của lạm phát, mặc dù ở mức độ khác nhau, do đó có thể dẫn đến sự bất mãn rộng rãi trong xã hội. Thậm chí vấn đề này có thể nghiêm trọng hơn khi liên quan đến thực phẩm không thể thay thế.Ở Đức, siêu lạm phát từ năm 1921 đến năm 1924 đã gây bất ổn cho Cộng hòa Weimar. Vào những năm 1980, lạm phát đã hạ bệ chính phủ ở Ấn Độ, trong khi vào năm 2011, lạm phát đã thổi bùng lên cơn giận dữ của Mùa xuân Arab".
* Gánh nặng nợ công
Matt Sechovsky, nhà phân tích cấp cao chuyên về rủi ro chính trị tại Fitch Solutions, nhận xét: "Cuộc khủng hoảng ngày nay đặc biệt nguy hiểm vì nguồn gốc chủ yếu đến từ các vấn đề về nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu, trong khi các chính phủ lại có rất ít khả năng kiểm soát tình trạng này". Trong một lưu ý gần đây, IMF cảnh báo rằng sự gia tăng lạm phát cao hơn dự kiến có thể "châm ngòi cho những căng thẳng xã hội".Công ty bảo hiểm Allianz bổ sung thêm rằng: "Bất ổn xã hội tạo ra rủi ro cho các doanh nghiệp còn cao hơn khủng bố". Công ty này cũng chỉ ra không chỉ vấn đề khủng hoảng sức mua mà còn các vấn đề về "hiệu ứng đám đông và kích động của mạng xã hội", "phân cực chính trị" và "tình trạng ngày càng mất lòng tin vào chính phủ”.Theo công ty bảo hiểm Đức, các quốc gia mới nổi và có thu nhập trung bình là những nước chịu nhiều rủi ro nhất vì họ không còn đủ khả năng để hỗ trợ cho các chương trình trợ cấp xã hội được thực hiện trong thời kỳ đại dịch, khi người dân của họ gặp khó khăn với giá nhiên liệu và lương thực tăng cao.
Trong khi COVID-19 đã đẩy gần 100 triệu người xuống dưới mức nghèo khổ, tình hình hiện được cho là sẽ còn tồi tệ hơn trong những tháng tới. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), 23 triệu người ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi đang đứng trước nguy cơ rơi xuống dưới mức nghèo khổ. Trung bình, giá lương thực cứ tăng 1% sẽ có thêm 500.000 người bị đẩy vào đội quân nghèo đói.Làm thế nào để đối phó với tình trạng khẩn cấp xã hội này, trong khi các quốc gia đang bị đè bẹp bởi sức nặng của nợ công? Theo IMF, 30% các quốc gia mới nổi và 60% các quốc gia có thu nhập thấp đã rơi vào tình trạng nợ quá mức hoặc gần đến tình trạng này. Gánh nặng sẽ gia tăng từng ngày với việc tăng lãi suất để chống lại lạm phát.Kể từ tháng 7/2021, ít nhất 75 ngân hàng trung ương trên thế giới đã phải tăng lãi suất. Việc tăng lãi suất nhanh gấp đôi ở các nước mới nổi so với các nền kinh tế tiên tiến là dấu hiệu cho thấy lạm phát đang tác động đến các nước này mạnh hơn.
Một hệ quả khác của việc tăng lãi suất là dòng vốn đầu tư đang rời bỏ các nước mới nổi để chuyển đến các nước giàu. Theo ghi nhận hồi tháng 6/2022 của Tổ chức tư vấn của Viện Tài chính Quốc tế, nơi tập hợp các chủ nợ tư nhân lớn, các quốc gia mới nổi đã ghi nhận khoảng 10,5 tỷ USD vốn đầu tư đã bị chuyển ra nước ngoài trong 4 tháng liên tiếp, điều chưa hề xảy ra kể từ năm 2015.Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu chính phủ dài hạn đã tăng mạnh ở tất cả các nền kinh tế tiên tiến, Viện Tài chính Quốc tế lưu ý, điều này sẽ "làm tăng tâm lý lo ngại rủi ro" và "đè nặng lên dòng vốn của các nước mới nổi".
Cuộc chiến chống lạm phát, đòi hỏi thắt chặt chính sách tiền tệ, sẽ làm chậm lại hoạt động toàn cầu. OECD dự kiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ chỉ tăng 3% vào năm 2022, thấp hơn mức dự báo trước đó là 4,5% được công bố vào tháng 12/2021, trong khi Ngân hàng Thế giới (WB) cũng chỉ dự báo ở mức 2,9 %.Tại cuộc họp của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) gần đây ở Bali, Indonesia, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo rằng IMF sẽ hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu "cho cả năm 2022 và 2023" vào cuối tháng Bảy này./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
BoK cần tiếp tục nâng lãi suất để đối phó với lạm phát tăng cao
16:27' - 27/07/2022
Bà Suh Young-kyung, thành viên Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK), cho rằng BoK nên tiếp tục tăng lãi suất trong thời điểm hiện nay để đối phó với đà tăng của lạm phát.
-
Tài chính
Lạm phát tại Australia chạm đỉnh của 21 năm
14:23' - 27/07/2022
Báo cáo do Cơ quan Thống kê Australia (ABS) công bố ngày 27/7 cho biết tỷ lệ lạm phát hàng năm của Australia đã tăng lên 6,1%, mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ gần đây.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed họp bàn giải pháp kiểm soát lạm phát
13:00' - 27/07/2022
Fed đã bắt đầu cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC), dự kiến kéo dài 2 ngày, thảo luận các vấn đề chính sách, trong đó đặt trọng tâm tìm giải pháp ứng phó cho tình trạng lạm phát.
-
Tài chính
Italy dự kiến chi thêm 14,3 tỷ euro ứng phó với lạm phát
08:17' - 27/07/2022
Italy dự kiến chi thêm 14,3 tỷ euro (14,5 tỷ USD) để bảo vệ các doanh nghiệp và các hộ gia đình trước sự gia tăng mạnh giá năng lượng và hàng tiêu dùng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát dù làm "tổn thương" đà tăng trưởng kinh tế
11:16' - 26/07/2022
Đà tăng trưởng kinh tế Mỹ liên tục giảm tốc do Fed phải đẩy mạnh tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, thị trường nhà đất suy yếu, các công ty công nghệ giảm tuyển dụng và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tác động của giảm giá xăng dầu với mục tiêu kiềm chế lạm phát
16:38' - 25/07/2022
Hiện, giá nhiều loại thực phẩm đang tăng trở lại. Do đó, các nhà quản lý không nên chủ quan với việc giảm giá xăng dầu trong kiểm soát lạm phát vì giá xăng dầu vẫn biến động tăng giảm khó lường.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Bước tiến trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
06:30'
Tờ The Conversation (Australia) mới đây đã đăng bài phân tích về kết quả đàm phán tại Hội nghị lần thứ 29 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29).
-
Phân tích - Dự báo
ASEAN và nỗ lực chống ô nhiễm nhựa
05:30'
Từ sản xuất đến xử lý, nhựa là một trong những ngành công nghiệp thải nhiều carbon nhất hành tinh, với lượng khí thải carbon tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 30 năm.
-
Phân tích - Dự báo
Lực đẩy mới giúp thị trường bất động sản Trung Quốc "hồi sinh"
05:30' - 02/12/2024
Bắt đầu từ ngày 1/12/2024, thủ đô Bắc Kinh, thành phố Thượng Hải và Thâm Quyến của Trung Quốc sẽ bãi bỏ các tiêu chuẩn đối với nhà ở thông thường và nhà ở cao cấp.
-
Phân tích - Dự báo
Hướng đi bền vững cho thị trường vốn châu Á
06:30' - 01/12/2024
Theo tờ The Straits Times, châu Á đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vốn, khi chuyển sang mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và Singapore có thể giúp thu hẹp khoảng cách này.
-
Phân tích - Dự báo
Nước Mỹ và tham vọng trở thành “siêu cường bitcoin của thế giới”
05:30' - 01/12/2024
Tại một hội nghị về bitcoin hồi mùa Hè vừa qua, ông Trump đã hứa sẽ thiết lập kho dự trữ chiến lược bitcoin sau khi đắc cử và xây dựng Mỹ thành “siêu cường bitcoin của thế giới”.
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu mới cho khả năng tự cường năng lượng của quốc gia lớn nhất ASEAN
06:30' - 30/11/2024
Một trong những chương trình hành động hàng đầu của Tổng thống Indonesia là đạt được khả năng tự cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, nước này đang phải đối mặt với những khó khăn về tiềm lực tài chính.
-
Phân tích - Dự báo
Tác động của khủng hoảng kinh tế Đức đối với tam giác công nghiệp châu Âu
05:30' - 30/11/2024
Nước Đức thời kỳ hậu Thủ tướng Angela Merkel đang gặp nhiều khó khăn và sẽ sớm phải tổ chức cuộc bầu cử mới. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới hai quốc gia láng giềng Pháp và Italy.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai thị trường tài chính Mỹ: Lợi ích đi kèm rủi ro
06:30' - 29/11/2024
Do cách tiếp cận chính trị và kinh tế của Tổng thống đắc cử Donald Trump rất phi truyền thống, thị trường đang cố hấp thụ những khả năng có thể xảy ra từ quá trình chuyển giao quyền lực ở Nhà Trắng.
-
Phân tích - Dự báo
"Trận cuồng phong" đang đến với ngành ô tô Đức
05:30' - 29/11/2024
Chỉ trong vòng một năm, tình hình ngành công nghiệp ô tô Đức đã quay ngoắt 180 độ, từ tâm lý lạc quan với lợi nhuận cao sang tới sự bi quan về triển vọng ảm đạm phía trước.