Giá dầu châu Á đảo chiều đi xuống trong phiên 28/4
Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên giao dịch 28/4, do triển vọng nhu cầu tiêu thụ sụt giảm ở Trung Quốc- nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới- dưới tác động kinh tế của các hạn chế liên quan tới đại dịch COVID-19.
Kết thúc phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu Brent giao kỳ hạn giảm 62 xu Mỹ, tương đương 0,59%, xuống 104,70 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) của Mỹ giảm 48 xu (0,47%), xuống 101,54 USD/thùng. Giá cả hai loại dầu này đều tăng hơn 30 xu Mỹ vào ngày 27/4, do lo ngại về nguồn cung dầu trên toàn thế giới bị thắt chặt và việc kho dự trữ xăng và các sản phẩm dầu chưng cất của Mỹ tiếp tục giảm. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, dự trữ dầu thô của nước này chỉ tăng 692.000 thùng trong tuần trước, thấp hơn so với kỳ vọng, còn lượng tồn kho các sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu diesel và nhiên liệu máy bay, đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2008. Tại Trung Quốc, Bắc Kinh đã đóng cửa một số không gian công cộng và tăng cường xét nghiệm COVID-19 nhằm ngăn chặn tình trạng phải phong tỏa xã hội giống như Thượng Hải, vốn đã làm gián đoạn các nhà máy sản xuất và chuỗi cung ứng, gây lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế của nước này. Stephen Innes, đối tác quản lý tại công ty quản lý tài sản SPI Asset Management (Thụy Sỹ), cho biết: “Sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ dầu tại Trung Quốc vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu và đang là động lực cản trở chính đối với đà tăng giá dầu”. Bất chấp những lo ngại về nhu cầu dầu tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhà lọc dầu lớn nhất châu Á, Sinopec Corp của Trung Quốc, kỳ vọng nhu cầu đối với các sản phẩm dầu tinh luyện của nước này sẽ phục hồi trong quý II/2022, khi dịch COVID-19 đang dần được kiểm soát. Các nhà phân tích cũng cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại do giá hàng hóa cao hơn và xung đột Nga-Ukraine leo thang có thể làm trầm trọng thêm quan ngại về nhu cầu dầu mỏ. Theo kết quả cuộc thăm dò ý kiến hơn 500 nhà kinh tế do hãng tin Reuters (Vương quốc Anh) thực hiện, nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm hơn so với ước tính được đưa r aba tháng trước, xuống 3,5% trong năm nay. Con số đó so với dự đoán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là tăng trưởng 3,6%. Trong khi đó, tại Nhật Bản, một nước nhập khẩu dầu thô lớn khác, ngân hàng trung ương nước này (BoJ) mới đây đã duy trì chương trình kích thích kinh tế quy mô lớn và cam kết giữ lãi suất ở mức cực thấp, nhằm hỗ trợ một nền kinh tế yếu kém ngay cả khi chi phí nguyên liệu thô tăng mạnh đẩy lạm phát tăng cao./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ kêu gọi chấm dứt việc đóng cửa các mỏ dầu ở Libya
09:50' - 28/04/2022
Ngày 28/4, Mỹ cho biết nước này "quan ngại sâu sắc" và kêu gọi chấm dứt ngay lập tức việc đóng cửa các cơ sở khai thác dầu quan trọng ở.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng nhẹ vào cuối phiên 28/4
07:48' - 28/04/2022
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 27/4 do những lo ngại về nguồn cung thắt chặt trên toàn cầu, trước sự sụt giảm về lượng xăng và các sản phẩm chứng cất của Mỹ.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tiếp tục tăng trong phiên chiều 27/4
16:51' - 27/04/2022
IMF cảnh báo châu Á phải đối mặt với triển vọng “lạm phát đình trệ” với cuộc khủng hoảng ở Ukraine, chi phí nguyên vật liệu tăng vọt và kinh tế tăng trưởng chậm ở Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00'
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23'
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37'
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45'
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45'
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40'
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Nhà bán lẻ tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt mùa Tết
13:09' - 21/11/2024
Cùng với chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết 2025, nhiều nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh còn tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
-
Hàng hoá
Xây dựng thương hiệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa và dừa
10:49' - 21/11/2024
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 58% đất nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, nên tỉnh xác định đây là 2 cây trồng chủ lực,.