Giá dầu rơi tự do đẩy các nền kinh tế Trung Đông vào thế bí
Tồi tệ hơn, tất cả những điều này xảy ra khi một số quốc gia Trung Đông vốn đang phải đối mặt với những tình trạng bất ổn xã hội có nguy cơ bùng phát bất kỳ lúc nào.
Hiện giá dầu đang ở mức 20 USD/thùng, có lúc còn giảm xuống mức chưa từng có từ năm 2001. Tình hình sẽ căng thẳng hơn khi thỏa thuận cắt giảm 23% sản lượng của Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhằm bình ổn thị trường vẫn chưa được triển khai.
Theo CEO Robin Mills của Công ty năng lượng Qamar, tháng 5 và 6 có thể sẽ rất khó khăn khi dự trữ dầu đạt mức tối đa, khiến các quốc gia khó bán dầu hơn.
Iraq được cho là đang lên kế hoạch cắt giảm mạnh các khoản trợ cấp xã hội vốn là chỗ dựa cho hàng triệu nhân viên chính phủ để giảm gánh nặng ngân sách. Saudi Arabia cũng sẽ phải hoãn các dự án quy mô lớn.
Ai Cập và Liban có thể chứng kiến nguồn ngoại hối giảm mạnh khi dự báo kiều hối mà công dân các nước này lao động ở vùng Vịnh gửi về sẽ sụt giảm đáng kể.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nền kinh tế của tất cả các nước xuất khẩu dầu mỏ ở vùng Vịnh Arab đều sẽ suy giảm trong năm nay, ví dụ như Iraq có thể suy giảm đến 5%.
Trong khi một số quốc gia vùng Vịnh có thể dựa vào nguồn dự trữ ngoại hối để “giảm sốc” cho nền kinh tế thì Iraq là quốc gia được cho là sẽ phải chịu cú sốc mạnh nhất khi doanh thu từ dầu thô mang lại tới 90% nguồn thu ngân sách.
Trong dự thảo ngân sách 2020, Iraq dự tính nguồn thu từ dầu mỏ ở mức giá 56 USD/thùng, sẽ được dùng cho các dự án phát triển và chi tiêu công. Tuy nhiên, gần đây Bộ trưởng dầu mỏ Iraq Thamir Ghadhban cho rằng nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ giảm 50%.
Nhiều tháng trước khi dịch bệnh bùng phát, các cuộc biểu tình phản đối kinh tế trì trệ cũng đã nổ ra và nguy cơ sẽ tái bùng phát trong tình hình khó khăn hiện tại. Việc cắt giảm các khoản chi tiêu công cũng khiến người dân, vốn đang chật vật sinh kế bị gián đoạn do các biện pháp hạn chế dịch bệnh lây lan, thêm khó khăn và dẫn tới nguy cơ làm gia tăng bất ổn xã hội.
Trên toàn khu vực, giá dầu giảm sẽ khiến các kế hoạch đầu tư và phát triển tương lai gặp cản trở. Nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất khu vực là Saudi Arabia dự định cắt giảm 5% chi tiêu công, tương đương 13,3 tỷ USD.
Những biện pháp cắt giảm bổ sung được đưa ra sau khi nguồn dự trữ ngoại hối của quốc gia này được ước tính sẽ thâm hụt khoảng 500 tỷ USD. Các kế hoạch xây dựng thành phố mới và các dự án quy mô lớn đều sẽ phải hoãn lại khi các doanh nghiệp chịu tác động của đại dịch và các hoạt động đầu tư nước ngoài sẽ giảm sâu do đại dịch.
Nguồn dự trữ ngoại hối của Kuwait cũng được cho là sẽ suy giảm trong khi Bahrain dự kiến sẽ phải gánh khoản nợ lên tới 105% GDP trong năm 2020 dù đã nhận gói cứu trợ 10 tỷ USD từ các quốc gia láng giềng.
“Cú sốc kép” gồm đại dịch COVID-19 và giá dầu sụt giảm cũng được cho là tác động mạnh tới Ai Cập, Jordan và Liban, những quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn kiều hối do công dân lao động ở các quốc gia dầu mỏ vùng Vịnh gửi về. Kiều hồi đóng góp tới 12,5% GDP cho Liban trong khi tại Ai Cập, mức đóng góp này là 10%./.
>>>Chuyên gia: Sự sụp đổ của giá dầu sẽ không mang lại lợi ích cho người tiêu dùng
Tin liên quan
-
Thị trường
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hóa dầu của Iran sẽ giảm ít nhất 30%
16:48' - 26/04/2020
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu của Iran sẽ giảm gần 1/3 trong năm nay, trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tác động tiêu cực đến thị trường quốc tế.
-
Chứng khoán
Ảnh hưởng từ bất ổn giá dầu, phố Wall có tuần giảm điểm đầu tiên ba tuần qua
13:33' - 25/04/2020
Ảnh hưởng từ sự bất ổn của giá dầu thế giới đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến tuần sụt giảm đầu tiên trong ba tuần qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Bắc Giang đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các nông sản chủ lực
12:35'
Tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2025 ở thị trường trong và ngoài nước gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh.
-
Hàng hoá
Sữa giả, thuốc giả: Cảnh báo thủ đoạn mới tinh vi
12:15'
Người tiêu dùng cần chủ động nâng cao ý thức về mua bán, tiêu dùng hàng hóa, tránh việc vô tình hay cố ý tiếp tay cho tội phạm buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng cấm, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ
-
Hàng hoá
Phát hiện gần 1 tấn thực phẩm bẩn, không rõ xuất xứ
11:14'
Đội Quản lý thị trường số 3, Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An đã tiến hành kiểm tra đột xuất, phát hiện và xử lý tiêu hủy gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc trên địa bàn.
-
Hàng hoá
Căng thẳng Mỹ-Trung giảm nhiệt, giá dầu tăng phiên thứ hai
16:13' - 25/04/2025
Giá dầu châu Á tăng phiên thứ hai liên tiếp trong ngày 22/4 nhờ tín hiệu về khả năng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt.
-
Hàng hoá
Thị trường hàng hóa khởi sắc, MXV-Index vượt 2.200 điểm
14:33' - 25/04/2025
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương có phiên thứ 3 tăng liên tiếp sau gần hai tuần đi ngang. Giá các mặt hàng kim loại đồng loạt tăng trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung được xoa dịu.
-
Hàng hoá
Thu giữ hơn 600 sản phẩm là thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ
12:29' - 25/04/2025
Đội Quản lý thị trường số 2 sẽ tiếp tục các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra kiểm soát để kịp thời phát hiện vi phạm, đấu tranh ngăn chặn vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
-
Hàng hoá
Xuất khẩu của Thái Lan lập kỷ lục mới về giá trị
11:25' - 25/04/2025
Theo Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu của nước này trong tháng 3/2025 tăng tới 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 29,5 tỷ USD, lập kỷ lục mới về giá trị.
-
Hàng hoá
Phát hiện gần 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ tại Lạng Sơn
11:20' - 25/04/2025
Đội Quản lý thị trường số 6, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện, tạm giữ 1.380 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ.
-
Hàng hoá
USD yếu đi, giá dầu thế giới tăng nhẹ
07:29' - 25/04/2025
Phiên 24/4, giá dầu thế giới đi lên, khi các nhà đầu tư cân nhắc nhiều yếu tố như đà giảm của đồng USD, khả năng nguồn cung tăng, chính sách thuế quan của Mỹ và diễn biến địa chính trị.